Xu hướng đầu tư của bất động sản châu Á trong quý III năm 2021

Bất động sản châu Á là mảng thị trường đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư. Sự phục hồi của nhiều thị trường tại khu vực này sau đại dịch khiến cho khả năng thu hút đầu tư tăng cao. Tuy nhiên vẫn có những điều cần thận trọng đến từ thị trường Trung Quốc và Hong Kong. Tại các thị trường khác sự nhộn nhịp của thị trường làm cho bức tranh sau đại dịch tươi sáng hơn rất nhiều. Xu hướng bất động sản của khu vực đang trên đà phục hồi. Đây vẫn là kênh đầu tư sinh lợi hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

Xu hướng bất động sản châu Á

Công ty bất động sản Savills đã công bố báo cáo xu hướng đầu tư bất động sản tại châu Á trong quý III. Đáng chú ý, sự thận trọng là yếu tố được nhìn thấy rõ nét nhất.

Thị trường Trung Quốc

Việc lạm dụng đòn bẩy tài chính của các công ty bất động sản kết hợp cùng những chính sách bị thắt chặt bởi chính phủ đã tạo ra áp lực cho thị trường. Khiến một số người cho rằng thị trường bất động sản Trung Quốc đứng trước nguy cơ sụp đổ. Một số doanh nghiệp lớn đối mặt tình trạng vỡ nợ. Khi không thể thanh toán các khoản nợ đúng hạn; cũng như đảm quyền lợi cho các bên liên quan.

Bất động sản Trung Quốc có nhiều rủi ro khi đầu tư
Bất động sản Trung Quốc có nhiều rủi ro khi đầu tư

Thị trường Hong Kong

Những thách thức mới đã xuất hiện khi câu chuyện về “bom nợ” Evergrande bắt đầu mở ra. Việc chính phủ Trung Quốc đưa ra một loạt điều chỉnh đã gây ra tác động tiêu cực tới lĩnh vực cho thuê văn phòng. Trong khi đó, sự hồi phục của thị trường bán lẻ chưa được đảm bảo.

Thị trường Ấn Độ

Sự chậm trễ trong việc đưa ra các quyết định trong làn sóng bùng phát đại dịch Covid-19 thứ hai đã ảnh hưởng xấu đến các khoản đầu tư. Dòng vốn đầu tư PE vào lĩnh vực bất động sản tại Ấn Độ trong quý III giảm 45% so với quý II. Tuy nhiên, những dấu hiệu tích cực dần tới. Khi các nhà đầu tư quan tâm tới việc mở các trung tâm R&D tại nước này.

Thị trường Indonesia

Việc đối phó tương đối tốt với đại dịch Covid-19 khiến niềm tin của các nhà đầu tư về thị trường Indonesia tăng lên. Một số chủ đầu tư sẵn sàng cho các kế hoạch mở rộng thị trường. Doanh số bán nhà tăng trong quý III. Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang dành sự quan tâm cho thị trường trung tâm dữ liệu tại nước này.

Thị trường Nhật Bản

Những hy vọng về bộ máy chính phủ mới cùng với đó là tỷ lệ tiêm chủng được đẩy mạnh. Đang mở đường cho sự hồi phục của nền kinh tế nói chung và lĩnh vực bất động sản nói riêng.

Thị trường Malaysia

Tổng lượng giao dịch trong ba quý đầu năm 2021 lên tới hơn 1,3 tỷ USD. Tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thị trường Singapore

Nhu cầu triển khai vốn đầu tư vào thị trường bất động sản Singapore tăng cao. Thậm chí vượt qua những trở ngại mà đại dịch Covid-19 gây ra. Điều này chứng minh Singapore vẫn là một trong những thị trường bất động sản ổn định nhất châu Á.

Thị trường BĐS Singapore ổn định sau đại dịch
Thị trường BĐS Singapore ổn định sau đại dịch

Thị trường Hàn Quốc

Trong quý III, thị trường Hàn Quốc chứng kiến tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung nhà ở. Chính điều này đã đưa người mua tới lựa chọn thay thế là căn hộ văn phòng kết hợp khách sạn (Officetel). Giá của phân khúc này đã tăng đáng kể.

Thị trường Đài Loan

Ngân hàng Trung ương Đài Loan công bố một vòng kiểm soát tín dụng khác để hạ nhiệt thị trường. Tuy nhiên, khủng hoảng điện tại Trung Quốc có thể là một chất xúc tác khác; để các công ty Đài Loan đang hoạt động tại thị trường tỷ dân quay về quê nhà. Trong thời gian tới, giá bất động sản công nghiệp tại Đài Loan nhiều khả năng tăng lên.

Thị trường Thái Lan

Việc nới lỏng các lệnh giãn cách xã hội cũng như đẩy mạnh tiêm chủng; đang góp phần giúp nền kinh tế Thái Lan quay trở lại sau thời gian khó khăn vì dịch bệnh. Nền kinh tế mới nổi này chứng kiến nhu cầu tăng ở một số phân khúc. Như cho thuê văn phòng, trung tâm dữ liệu và logistics.

Thị trường Việt Nam

Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore. Với thị trường bất động sản đạt tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khoảng 1,78 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm. Các dự án nằm trong khu vực trung tâm, có dư địa để phát triển hạ tầng và các tiện ích gia tăng giá trị là tâm điểm của thị trường.

Việt Nam vẫn là nơi đầu tư BĐS hấp dẫn
Việt Nam vẫn là nơi đầu tư BĐS hấp dẫn

Những dấu hiệu khả quan năm 2021

Theo Colliers, công ty cung cấp dịch vụ quản lý đầu tư tại Úc, khối lượng giao dịch trên khắp châu Á – Thái Bình Dương đã vượt 160 tỷ USD trong 3 quý đầu năm (bao gồm cả các giao dịch đã ký hợp đồng). Con số này cao hơn đáng kể so với năm ngoái và tăng 14% so với kỷ lục trước đó vào năm 2019.

Ông Terence Tang, Giám đốc điều hành thị trường vốn và dịch vụ đầu tư khu vực châu Á tại Colliers cho biết. “Chúng tôi đang đi đúng hướng cho một năm kỷ lục của hoạt động đầu tư từ năm 2021. Tăng trưởng đầu tư đang được tạo ra bởi một số động lực mới. Bao gồm sự tăng trưởng của hoạt động doanh nghiệp, sự phát triển của các loại tài sản thay thế và tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực logistics”.

“Trong khi khối lượng đầu tư trong năm 2021 có thể sẽ cao hơn từ 15 – 20% ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương khi hầu hết các nền kinh tế đang dần phục hồi, chúng tôi kỳ vọng năm 2022, con số này sẽ còn mạnh hơn khi dòng chảy thương mại được cải thiện hơn nữa, lệnh hạn chế đi lại được giảm bớt và tâm lý tiêu dùng trở nên tích cực hơn”, bà Regina Lim, Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường vốn khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại JLL cho biết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *