Lựa chọn nhà thầu xây dựng một cách thông minh

Ngày nay, hình thức xây nhà trọn gói đang nở rộ nên việc tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi lựa chọn nhà thầu xây dựng cho ngôi nhà của mình là điều vô cùng quan trọng. Việc tìm hiểu và nghiên cứu nhà thầu trên Internet cũng là một cách hay để lựa chọn nhà thầu xây dựng. Ngoài ra, gia chủ có thể dựa vào các mối quan hệ khác và tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia xây dựng để chọn được nhà thầu tốt. Dưới đây là bài viết chúng tôi chia sẻ một số kinh nghiệm xây nhà dưới đây để giúp bạn lựa chọn nhà thầu tốt hơn.

Yêu cầu chứng minh hoạt động hành nghề xây dựng của nhà thầu

Theo Luật xây dựng thì nhà thầu trong hoạt động xây dựng là tổ chức, cá nhân; có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng. Vì thế bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu nhà thầu đưa ra các giấy tờ chứng minh năng lực hoạt động xây dựng; năng lực hành nghề xây dựng của nhà thầu. Bạn cũng nên tham khảo với KTS về việc lựa chọn nhà thầu; và nội dung hợp đồng ký kết với nhà thầu.

Gặp gỡ tiếp xúc với người điều hành chính công ty

Gặp gỡ tiếp xúc với người điều hành chính công ty
Gặp gỡ tiếp xúc với người điều hành chính công ty

Công trình được xây dựng chính là sản phẩm của chính người chủ công ty tạo ra. Sản phẩm tốt hay xấu là do tránh nhiệm của người đứng đầu; vì vậy bạn cần xem xét yếu tố thương hiệu; chất lượng sản phẩm có được họ đặt lên hàng đầu hay không? Thông qua việc gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp với người điều hành chính của công ty; bạn sẽ biết có nên giao công trình cho họ xây dựng hay không.

Tham khảo những công trình mà họ đã từng thi công cũng là việc rất quan trọng; hoặc hỏi địa chỉ cụ thể tên chủ nhà đó để bạn có thể liên lạc trực tiếp và hỏi những chủ nhà mà họ đã từng thi công; cũng là một cách giúp bạn tìm được nhà thầu xây dựng uy tín.

Tiêu chí kinh nghiệm và trình độ của nhà thầu

Tiêu chí kinh nghiệm và trình độ của nhà thầu
Tiêu chí kinh nghiệm và trình độ của nhà thầu

Đánh giá chỉ tiêu này bạn cần tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn. Một trong những nguồn đó chính là việc kiểm tra các công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện. Bạn có thể yêu cầu nhà thầu đưa đến tham quan một số công trình tiêu biểu có phong cách; và quy mô gần giống yêu cầu của Bạn. Bạn hãy trực tiếp hỏi chuyện các chủ nhà cũng như quan sát tỉ mỉ căn nhà đó; nhằm rút ra nhận định của riêng bạn. Bên cạnh đó hãy yêu cầu nhà thầu đưa ra phương án thi công công trình và phương án điều động nhân công theo tiến độ. Phương án cần tính đến các điều kiện thực tế (hiện trường, công trình, đường vận chuyển vật liệu, …).

Tiêu chí thời gian

Thực tế đây là mục nổi bật trong phương án thi công. Chúng tôi tách riêng nhằm nhấn mạnh tính quan trọng của tiêu chí này. Bạn cần thoả thuận với nhà thầu tiến độ công trình chi tiết; và yêu cầu vật liệu từng thời điểm. Bảng tiến độ này sẽ là căn cứ để chủ nhà kiểm tra đôn đốc; và hai bên tiến hành quyết toán theo hạng mục công việc thực hiện. Thông thường với dạng nhà phố đơn giản, điều kiện thi công thuận lợi; thì quá trình thi công thường kéo dài trong khoảng 5 – 6 tháng. Với các công trình đòi hỏi hoàn thiện cầu kỳ hơn; nhà biệt thự có thể kéo dài tới 01 năm hoặc lâu hơn nữa.

Tiêu chí giá cả xây nhà

Tiêu chí giá cả xây nhà
Bản vẽ xây dựng nhà

Thị trường xây dựng nhà dân dụng hiện nay thường phân ra hai hình thức nhận thầu; tương ứng với 2 mức giá khác nhau:

– Hình thức nhận thầu nhân công (khoán công – chủ nhà lo vật liệu): gồm nhân công cho các phần việc xây thô; hoàn thiện tuỳ theo sự thoả thuận giữa chủ nhà và nhà thầu. Tuy nhiên để có được mức giá sát thị trường; bạn nên tham khảo từ kiến trúc sư của mình tại thời điểm xây dựng. Các nhóm nhân công chính bao gồm: Nhân công đào móng, đóng cọc, đóng côp pha, đổ bê tông; thợ xây tô, thợ ốp lát, thợ điện, thợ mộc, thợ nước, thợ sơn, …

– Hình thức nhận thầu toàn bộ cả nhân công và vật liệu (khoán trắng hay chìa khóa trao tay): Mức giá có sự dao động rất lớn do yêu cầu vật liệu của chủ nhà. Khi tiến hành hợp đồng với nhà thầu, chủ nhà cần nêu chỉ tiêu các điều kiện về vật liệu; sử dụng (xây thô và hoàn thiện) với các yếu tố: Mức giá tối thiểu, chủng loại, phẩm cấp; hạn mức sử dụng, xuất xứ và nhãn hiệu, … Hợp đồng về vật liệu càng chi tiết bao nhiêu; việc thanh quyết toán và quan hệ giữa chủ nhà và nhà thầu càng thuận lợi bấy nhiêu.

Điều khoản cần có trong hợp đồng

Lưu ý: Trong hợp đồng với nhà thầu, ngoài các điều kiện cơ bản, bạn nên lưu ý đề cập thêm những điều khoản sau:

  • Quy định an toàn lao động và bảo hiểm;
  • Quy định tuân thủ nội quy sinh hoạt địa phương;
  • Hình thức và thời hạn thanh toán (theo tiến độ hay theo thời gian và khối lượng công trình);
  • Điều khoản liên quan đến bên giám sát xây dựng (nếu có);
  • Điều khoản về cách tính chi phí phát sinh khi có thay đổi trong quá trình xây;
  • Nếu có thể thương lượng được bạn nên yêu cầu nhà thầu ký quỹ bảo lãnh tại ngân hàng. Số tiền và thời gian bảo hành (tuỳ theo thương lượng) nhằm đảm bảo chất lượng xây dựng sau khi ngôi nhà xây xong.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *