Những hạng mục cần lưu ý khi sửa nhà 2 tầng

Bài toán khó cho những ngôi nhà cũ kỹ, hư hỏng hay không đạt đủ nhu cầu sử dụng. Với ba dòng làm mới và cải tạo nhà đa dạng là tu chỉnh và duy trì; tân trang, nâng cấp nhà và vun đắp lại. Tùy vào mục đích sửa sang nhà mà bạn sẽ quyết định cái hình tu bổ nào phù hợp. Tu bổ và duy trì khi nhà của bạn sau một thời gian dùng có những trắc trở hư hỏng nhẹ, nút tường, nứt sàn, rò rỉ nước, bong tróc sơn, hư hỏng những phần phụ,… nhưng không tác động đến phần sườn của công trình chính. Cùng chúng tôi tìm hiểu những hạng mục cần lưu ý khi sửa nhà 2 tầng nhé!

Sửa nhà 2 tầng quan trọng như thế nào?

Khi bắt đầu xây một căn nhà phố 2 tầng, bất kỳ ai cũng kỳ vọng căn nhà mơ ước của mình không chỉ đẹp mà còn phải thật bền. Tuy nhiên, sau một thời gian bắt đầu đưa vào sử dụng có khá nhiều yếu tố tác động đến căn nhà như: nhà ở xuống cấp, không đáp ứng được công năng sử dụng vì con cái đã lớn cần có phòng riêng hoặc kiến trúc hiện tại của căn nhà đã quá lỗi thời dẫn đến tình trạng nhà ở bị xuống cấp. Đối với những trường hợp như thế thì sửa chữa cải tạo là biện pháp tốt nhất để vừa tiết kiệm chi phí vừa tiết kiệm thời gian của gia chủ.

Đối với một ngôi nhà 2 tầng tại tphcm thường có diện tích từ 40 – 60m2, các công năng sử dụng thường có là 01 phòng Khách kết hợp nhà xe, 01 nhà bếp, 2-3 phòng ngủ và 02 nhà vệ sinh. Với những ngôi nhà 2 tầng như vậy phù hợp với gia đình từ 3-4 người. Sau nhiều năm, một số hạng mục bị xuống cấp mà Bạn cần thuê đội sửa nhà đến cải tạo đó là những nơi tiếp xúc trực tiếp với thời tiết như tường ngoài, ban công, mặt tiền nhà.

Nơi tiếp xúc thường xuyên với nước như nhà vệ sinh, bếp, sân rửa..Nền gạch nhà bị bong tróc… Đó là những hạng mục công việc bạn cần kiểm tra để, nếu có dấu hiệu xuống cấp nên đưa ra phương án và chuẩn bị bị chi phí để sửa chữa nhà kịp thời.

Cải tạo phòng bếp của nhà 2 tầng

Khi bắt đầu sửa chữa nhà 2 tầng có rất nhiều hạng mục cần sửa chữa và nhà bếp là một trong số đó. Các công việc sửa chữa khu vực bếp mà Bạn có thể tham khảo như sau:

– Đi lại hệ thống cấp điện – hệ thống nước, hệ thống thoát nước, chống thấm tủ bếp dưới, lăn sơn dầu, mở thêm cửa sổ

– Thay tủ bếp trên và dưới, thay đá bếp, đổi hướng bếp, thay bồn rửa chén và các thiết bị bếp.

– Thay nền gạch bếp, thay trần thạch cao, sơn nước…thay bóng đèn.

Khi sửa chữa nhà bếp Bạn cần tham khảo ý về hướng đặt Bếp cho đúng phong thủy, hoặc nhờ sự tư vấn của các kỹ sư, kiến trúc sư công ty sửa nhà uy tín.

Có thể căn nhà bếp cũ có diện tích khá khiêm tốn, sự nhỏ hẹp về diện tích đã khiến không gian trở nên bí bách hơn bao giờ hết. Để tối ưu không gian nhà bếp Bạn nên dùng hai tone màu trắng đen tương phản để tạo hiệu ứng không gian rộng. Bố trí thêm cửa sổ để lấy sáng và thông thoáng đón nhận ánh sáng trực tiếp từ bên ngoài, khắc phục được tình trạng bí bách ban đầu.

Cải tạo phòng bếp
Cải tạo phòng bếp

Chi phí và phương án sửa chữa phòng khách của ngôi nhà

Phòng khách của một ngôi nhà thể hiện tích cách và phong cách của chủ nhà. Một phòng khách sang trọng và hiện đại, tiện nghi thể hiện gia chủ là một người hiện đại, cởi mở. Một phòng khách đẹp sẽ tạo thêm nhiều niềm vui hạnh phúc cho gia đình Bạn. Vậy cần cải tạo những gì cho phòng khách. Có thể Bạn cần cải tạo các hạng mục công việc sau.

– Nâng nền phòng khách cao hơn (nếu nền cũ thấp), lát gạch men mới

– Đóng trần thạch cao và lắp đèn trang trí cho phòng khách.

– Đi lại hệ thống điện cho phù hợp với nhu cầu của Bạn, dán giấy dán tường.

– Thay đá cầu thang, thay lan can cầu thang, thay mới hoặc sơn lại cửa sổ cũ.

– Đổi mới bộ ghế sofa cũ, hoặc thay kệ tủ tivi…

Có thể do cách bố trí đồ vật dụng chưa khoa học dẫn đến tình trạng không gian phòng khách chật hẹp. Hãy để các chuyên gia sửa nhà tìm ra phương án cải tạo và bố trí vật dụng cho Bạn nhé. Có thể chỉ cần thay đổi tone màu chủ đạo của cả căn nhà, hoặc sơn thêm một số điểm nhấn. Chuyên gia hàng đầu đã chứng minh những gam màu sáng quả thật đã mang lại một hiệu ứng thị giác tốt khiến cho không gian như mở rộng thêm một phần khi được sử dụng tại những ngôi nhà có diện tích nhỏ.

Chi phí làm lại phòng ngủ khi sửa nhà 2 tầng

Những hạng mục sửa chữa phòng ngủ có thể tư vấn và thi công sửa chữa nhà cho Bạn như sau.

– Xây tường ngăn chia phòng, nới rộng hoặc thu hẹp phòng ngủ,

– Thay nền gạch hoặc lát sàn gỗ, mở thêm cửa sổ.

– Đi lại hệ thống điện (công tắc, ổ cắm), đèn chiếu sáng,

– Đóng trần thạch cao, lắp đèn trang trí….Thay cửa đi và cửa sổ…

Một phòng ngủ mới, với hệ thống cửa cũ được thay thế bằng hệ thống. Cửa kính mới hiện đại và hợp thời, kết hợp sàn gỗ càng làm bật lên vẻ sang trọng. Ấm cúng yên tĩnh sẽ giúp Bạn có những giây phút nghỉ ngơi và giấc ngủ ngon.

Trong công tác sửa chữa nhà thì việc nâng cấp nhà, thêm tầng hoặc mở rộng diện tích nhà, bạn phải xem xét lại nền móng nhà cũ có đủ vững chắc, móng nhà chính là nền tảng nâng đỡ căn nhà vì thế bạn nên khảo sát kỹ tính vững chắc của móng nhà. Bạn nên dùng bản vẽ thiết kế kiến trúc, kết cấu của ngôi nhà cũ nhờ kiến trúc sư tính toán xem nền móng có đủ chịu lực cho phương án mới hay không. 

Những việc cần làm để cải tạo nhà vệ sinh

Là nơi tiếp xúc thường xuyên với nước nên nhà vệ sinh. Dễ bị thấm xuống tầng dưới hoặc thấm qua tường. Có thể hệ thống cấp thoát nước không hoạt động được tốt như lúc mới xây nhà. Nền gạch đã xuống màu Bạn cần sửa chữa hoặc thay mới. Các hạng mục công việc Bạn cần làm đối với một nhà vệ sinh như:

– Đục bỏ gạch cũ, mở rộng hoặc thu hẹp diện tích nhà vệ sinh, đi lại hệ thống điện nước.

– Chống thấm nhà vệ sinh, ốp lát gạch, đóng trần thạch cao chống ẩm.

– Lắp đặt các thiết bị vệ sinh mới…

Bạn đang không biết không biết rằng chi phí sửa chữa nhà 2 tầng theo. Những hạng mục được chủ đầu tư yêu cầu là bao nhiêu tiền? sửa nhà mất bao nhiêu thời gian để lên phương án chuẩn bị kinh phí. Và kiếm chỗ ở trong thời gian sửa nhà.

Cải tạo nhà vệ sinh
Cải tạo nhà vệ sinh

Lưu ý khi thay mái tôn cho ngôi nhà

Mái tôn là hạng mục chịu sự tác động lớn nhất của thời tiết, sau thời gian từ 7-10 năm mái tôn có thể đã xuống cấp. Bạn cần cân nhắc việc thay mái tôn mới cho ngôi nhà của mình mỗi khi mùa mưa đến. Chi phí thay mái tôn không cao lắm nhưng nó liên quan đến một số hạng mục như xà gồ. Hoặc phải tháo trần thạch cao để thay mái tôn. Vì thể bạn nên xem xét có nên kết hợp giữa việc. Thay mái tôn và các công việc khác cùng lúc không nhé.

Những vị trí cần chống thấm khi sửa nhà 2 tầng

Một ngôi nhà 2 tầng thường cần chống thấm lại sau nhiều năm sử dụng như. Ban công, nhà vệ sinh, mái nhà, sân thượng… Việc chống thấm liên quan đến hệ thống cấp nước, thoát nước, cán nền. Sau khi chống thấm, lát nền gạch, lắp đặt lại thiết bị… Nên chi phí chống thấm nhà không đơn giản chỉ là chống thấm không mà thôi Bạn nhé.

Trên đây là một số kinh nghiệm sửa nhà mà bạn có thể tham khảo khi tiến hàng sửa nhà 2 tầng của mình. Hy vọng qua đó, bạn có thể cải tạo nhà được đẹp hơn với chi phí tối ưu nhất. Chúng tôi còn rất nhiều tin tức hay khác, theo dõi website để đón xem nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *