Việt Nam công bố 5 giải pháp phục hồi kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn

Kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi vào mặt sau của sự phát triển vững chắc đạt được trong nửa đầu năm 2021 sau khi lockdown được dỡ bỏ. Nền kinh tế có khả năng phục hồi mạnh mẽ từ cuối quý 3, tương tự như cách nó đã phục hồi sau khi nới lỏng lệnh khóa sổ vào tháng 4 năm ngoái. Để làm được điều này, nhà nước đã đề ra 5 nhóm giải pháp để phục hồi kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn. Đọc bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ hơn vấn đề này.

Có 5 nhóm giải pháp để phục hồi kinh tế

Có 5 nhóm giải pháp để phục hồi kinh tế
Chủ động cải thiện kinh tế

Giải pháp ngắn hạn và dài hạn

Thứ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết. Chương trình phục hồi kinh tế gồm 5 nhóm giải pháp kết hợp giữa ngắn hạn và căn cơ trong dài hạn.

“Quan điểm cốt lõi khi đưa ra các nhóm giải pháp này là kết hợp phục hồi và phát triển”. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Kế hoạch & Đầu tư nói tại họp báo Chính phủ chiều 6/11. Ông cho biết chương trình tổng thể phục hồi kinh tế đang trong quá trình hoàn thiện. Chuẩn bị trình các cấp có thẩm quyền.

5 nhóm giải pháp

Thứ nhất, giải pháp về phòng, chống dịch Covid-19. Thích ứng linh hoạt, tạo điều kiện cho hoạt động kinh tế xã hội được bình thường. Đây là giải pháp căn cơ, điều kiện cần để thực hiện các giải pháp khác.

Thứ hai, an sinh xã hội, nhằm đảm bảo phát triển hài hòa giữa kinh tế và xã hội. Nhất là hỗ trợ những đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Thứ ba, hỗ trợ cho doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình gặp nhiều khó khăn do tác động của Covid-19. Việc này giúp họ có cơ hội phục hồi các hoạt động sản xuất kinh doanh. Có nguồn lực để phát triển trong tương lai.

Thứ tư, thúc đẩy đầu tư công. Bên cạnh thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công đúng kế hoạch. Thúc đẩy đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại.

Cuối cùng là nhóm giải pháp về quản lý, điều hành. Hướng tới mục tiêu quản lý rủi ro, kiểm soát lạm phát. Ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Các giải pháp này, ông Phương nói, được đưa ra trên cơ sở tham khảo các bài học kinh nghiệm quốc tế. Rút kinh nghiệm thời kỳ suy thoái kinh tế (2009-2011).

Nguồn lực phục hồi kinh tế

Nguồn lực phục hồi kinh tế
Nền kinh tế bắt đầu có những chuyển biến tích cực

Về nguồn lực, Thứ trưởng Phương chia sẻ. Bộ Kế hoạch & Đầu tư đang cùng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và các ngành khác xây dựng. Cân đối nguồn lực hợp lý nhất.

Trước đó, 6 trụ cột chính phục hồi kinh tế Việt Nam giai đoạn tới. Từng được Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu. Khi chủ trì đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam – Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tối 29/10. Ông khẳng định, khi dịch bệnh cơ bản được đẩy lùi. Chính phủ Việt Nam quyết tâm phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội. Thực hiện tầm nhìn, mục tiêu và khát vọng phát triển đất nước.

Liên quan tới quy mô chương trình phục hồi kinh tế. Theo nhiều chuyên gia, quy mô có thể lên tới 800.000 tỷ đồng. Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn Thủ tướng. Người tham gia góp ý vào chương trình phục hồi kinh tế nói. “Độ lớn của gói chưa chốt nhưng chắc chắn sẽ lớn hơn tổng mức đầu tư công hàng năm đang thực hiện. Và không phải sẽ giải ngân hết trong năm 2022 mà sẽ có lộ trình”.

Nhiều cử tri đánh giá cao dự án phục hồi kinh tế

Nhiều ý kiến cho rằng, báo cáo và giải trình của Chính phủ và các báo cáo thẩm tra đã đánh giá tổng thể về tình hình kinh tế – xã hội, tài chính – ngân sách cơ bản đã phản ánh sát đúng, khách quan thực tế của đất nước.

Cử tri Nguyễn Minh Dũng (quận Đống Đa, Hà Nội) đánh giá cao việc Đảng, Nhà nước đã kịp thời củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban. Việc Chính phủ quyết định huy động lực lượng vào hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam phòng, chống dịch, trong đó có cán bộ, chiến sỹ Quân đội, Công an, dân quân tự vệ là quyết định kịp thời, phù hợp, hiệu quả, góp phần lập lại an ninh, trật tự, đảm bảo các quy định phòng dịch được thực hiện nghiêm túc.

Đồng thời, sự có mặt của lực lượng Quân đội với tinh thần phục vụ nhân dân trên hết, đã góp phần quan trọng vào công tác đảm bảo an sinh, đời sống người dân trong vùng giãn cách.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *