Việt Nam đã xuất khẩu 23.510 tấn cao su trị giá 41,87 triệu USD sang Hoa Kỳ trong 7 tháng đầu năm 2021, tăng 61% về lượng và tăng 92,3% về giá trị so với lượng cao su xuất khẩu cùng kỳ năm ngoái. Theo Cục Xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương, Việt Nam đã trở thành nhà cung cấp cao su lớn thứ 11 của Mỹ trong thời kỳ này. Chiếm 2,2% tổng lượng cao su nhập khẩu của Mỹ, tăng nhẹ so với 1,5% trong cùng kỳ năm ngoái. Tham khảo bài viết dưới đây của grifron để nắm rõ hơn những thông tin chi tiết về giá trị xuất khẩu cao su Việt Nam trong quý III/2021.
Mục Lục
Giá cao su có xu hướng tăng trở lại
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong quý III/2021. Giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước không có nhiều biến động. Dao động quanh mức 260-320 đồng/độ mủ. Do dịch Covid-19 bùng phát mạnh. Nên nhiều nông trường quốc doanh ở Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh ngừng cạo mủ. Để thực hiện giãn cách xã hội.
Tháng 10/2021, giá có xu hướng tăng trở lại theo xu hướng tăng của thị trường thế giới. Hiện giá mủ cao su tiểu điền được các doanh nghiệp thu mua dao động quanh mức 300-345 đồng/độ mủ.
Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam. Trong quý III/2021, Việt Nam xuất khẩu được 574,91 nghìn tấn cao su, Trị giá 948,59 triệu USD, giảm 8,9% về lượng. Nhưng tăng 20,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Mặc dù lượng cao su xuất khẩu giảm. Nhưng kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam trong quý III/2021 vẫn đạt mức cao nhất. Trong nhiều năm qua nhờ giá cao su tăng mạnh. Giá xuất khẩu cao su của Việt Nam trong quý III/2021 đạt bình quân 1.650 USD/tấn. Tăng 32,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Trị giá xuất khẩu cao su tăng so với cùng kỳ 2020
Về thị trường xuất khẩu, cao su của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường thuộc khu vực châu Á. Chiếm tới 88,5% tổng trị giá xuất khẩu cao su của cả nước. Với 509,69 nghìn tấn, trị giá 839,4 triệu USD. Giảm 13,1% về lượng, nhưng tăng 15% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong quý III/2021, trị giá xuất khẩu cao su sang tất cả các khu vực đều tăng so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó tăng mạnh nhất là châu Mỹ tăng 106,3%. Châu Âu tăng 96,4%, châu Phi tăng 89,8% và châu Đại Dương tăng 128,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Trên thị trường thế giới, quý III/2021, giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt có xu hướng giảm. Do tình trạng thiếu container vận chuyển. Và dịch Covid-19 bùng phát tại khu vực châu Á. Làm giảm sự kỳ vọng vào sự hồi phục kinh tế của khu vực. Sang tháng 10/2021, giá cao su đã hồi phục trở lại. Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang dần hồi phục, trong khi nguồn cung cao su giảm. Bên cạnh đó, giá dầu thô tăng mạnh cũng là yếu tố tác động đến giá cao su.
Triển vọng nhu cầu cao su tự nhiên tăng
Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Các nước Sản xuất Cao su tự nhiên (ANRPC), triển vọng nhu cầu cao su tự nhiên toàn cầu năm 2021 sẽ tăng 8,9% so với năm 2020, lên 14,116 triệu tấn (tăng so với mức 14,1 triệu tấn dự báo tháng trước). Triển vọng được điều chỉnh là do dự đoán nhu cầu tốt hơn từ Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam trong năm 2021.
Dựa trên những ước tính sơ bộ từ các nước thành viên, sản lượng cao su tự nhiên thế giới đạt 13,787 triệu tấn, tăng 1,4% so với năm 2020 (giảm so với mức 13,86 triệu tấn dự báo tháng trước). Qua số liệu cho thấy, nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu năm 2021 cao hơn sản lượng là 329 nghìn tấn.
Việt Nam hiện đứng thứ năm trên thế giới về diện tích cao su
Trong tháng 9/2021, giá mủ cao su nguyên liệu trong nước không có nhiều biến động. Tại Bình Phước giá thu mua mủ nước dao động ở mức 303-310 đồng/độ TSC. Tại Đắk Lắk, giá mủ chén đầu ghi nhận mức 16.000-18.000 đồng/kg tùy loại. Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu dao động khoảng 323-325 đồng/độ TSC. Tại Đồng Nai, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu dao động ở mức 308-315 đồng/độ TSC.
Việt Nam hiện đứng thứ năm trên thế giới về diện tích cao su, chiếm khoảng 5,6% tổng diện tích toàn cầu. Sản lượng cao su của Việt Nam xếp thứ ba thế giới, chiếm khoảng 7,7% tổng lượng cao su tự nhiên thế giới, sau Thái Lan và Indonesia.
Hiện cả nước có 238 doanh nghiệp chế biến mủ cao su, công suất đạt gần 1,2 triệu tấn/năm. Riêng Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam có 44 nhà máy, xí nghiệp chế biến mủ cao su, với công suất thiết kế 433 nghìn tấn/năm, chiếm 36,1% công suất các cơ sở chế biến mủ cao su cả nước.
Bài viết cùng chủ đề: