Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc suy yếu, chỉ đạt mức tăng 4,9%

Bank of America Corp. và Citigroup Inc. cảnh báo rằng đà lao dốc của nền kinh tế Trung Quốc có thể kéo dài sang năm sau buộc tăng trưởng dưới 5%. Ngoài 2,3% của năm 2020, đây sẽ là mức thấp nhất trong ba thập kỷ. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng yếu hơn 4,9% so với dự kiến so với một năm trước trong ba tháng kết thúc vào tháng 9, giảm so với mức 7,9% của quý trước. Quý độc giả hãy cùng grifron chờ xem liệu Chính phủ Trung Quốc sẽ làm gì để khôi phục lại nền kinh tế thứ 2 thế giới này.

GDP Trung Quốc chỉ đạt mức tăng 4,9%

GDP Trung Quốc chỉ đạt mức tăng 4,9%
Nền kinh tế Trung Quốc mất đà

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc tiếp tục đi xuống trong quý 3/2021 khi mà GDP chỉ đạt mức tăng 4,9%. Nguyên nhân chính do chính sách không COVID-19 của Trung Quốc và tình trạng thiếu năng lượng.

Theo Bloomberg, số liệu tăng trưởng GDP nói trên đã được công bố vào ngày thứ Hai. Bởi Cơ quan Thống kê Quốc gia. Mức tăng trưởng của GDP Trung Quốc như vậy thấp hơn mức 5%. Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát trước đó.

Tăng trưởng GDP Trung Quốc quý 3 như vậy thấp hơn đáng kể so với mức 7,9% của quý 2/2021. Trong bối cảnh những bất ổn liên quan đến cuộc khủng hoảng nợ. Liên quan đến tập đoàn Evergrande của Trung Quốc đang tăng lên. Điều này tạo nhiều rủi ro với lĩnh vực bất động sản và ngân hàng.

Kết quả GDP mới nhất phản ánh cho hoạt động kinh tế yếu nói chung. Trong đó có bao gồm sản xuất và tiêu dùng người dân. Doanh số bán lẻ hàng hóa tiêu dùng, một chỉ báo quan trọng của tiêu dùng người dân. Tăng 4,4% trong tháng 9 so với mức tăng 2,5% của tháng 8. Tuy nhiên vẫn dưới mức tăng trưởng 2 con số từng kéo dài đến tháng 6.

Nguyên nhân Trung Quốc giảm tăng trưởng kinh tế

Có nhiều yếu tố khiến cho các chuyên gia các kinh tế phải thận trọng, ít nhất trong ngắn hạn. Giá than đá tăng cao đang ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của các nhà sản xuất điện. Chính vì vậy các nhà máy ngại ngần cung cấp điện. Bởi chính phủ ưu tiên cấp điện cho những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến cuộc sống thường ngày. Chính phủ đang hạn chế nguồn cung đến các nhà máy thép, xi măng. Và nhiều ngành tiêu thụ nhiều năng lượng khác. Kết quả, hoạt động sản xuất bị thu hẹp và lạm phát tăng lên.

Cơ quan thống kê vào tuần trước công bố chỉ số giá sản xuất cho hàng hóa trong tháng 9. Chỉ số PPI tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước. Và như vậy ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong vòng 25 năm qua.

Chính phủ Trung Quốc ước tính kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 6% trong cả năm 2021; Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra dự báo 8% và 8,1%. Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 9,8% trong 9 tháng đầu của năm nay. Chủ yếu bởi xuất khẩu và nhập khẩu tăng trưởng 23% tính theo giá trị đồng nhân dân tệ. Lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng 19,3% dẫn đầu bởi dịch vụ phần mềm và công nghệ thông tin.

GDP Trung Quốc chỉ tăng trưởng 0,2% trong quý 3

Cơ quan thống kê ước tính so với quý liền trước, GDP Trung Quốc chỉ tăng trưởng 0,2% trong quý 3. Capital Economics nhấn mạnh đây là mức tăng trưởng thấp nhất. Tính từ khi Trung Quốc bắt đầu công bố các số liệu này từ năm 2010.

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc mất đà trong tháng 9 khi mà tăng trưởng sản xuất công nghiệp giảm xuống còn 3,1% từ mức 5,3% của tháng 8, còn chỉ số PMI chính thức giảm xuống mức 49,6 điểm. Như vậy chỉ số sản xuất của Trung Quốc đã rơi xuống dưới ngưỡng 50, ngưỡng phân định tăng trưởng và suy giảm.

Trong khi đó, giới chức kinh tế Trung Quốc hiện đang không quá lo ngại về tình trạng thiếu điện của Trung Quốc và cuộc khủng hoảng Evergrande.

Trung Quốc đặt mục tiêu GDP cả năm ước tăng trưởng trên 8%

Trung Quốc đặt mục tiêu GDP cả năm ước tăng trưởng trên 8%
GDP Trung Quốc chỉ tăng trưởng 0,2% trong quý 3

Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng trên 6% cho năm 2021 sau khi GDP chỉ tăng 2,3% hồi năm ngoái do tác động của COVID-19. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã ghi nhận mức phục hồi ấn tượng sau đại dịch, nhưng hiện lại phải đối mặt với nhiều thách thức mới liên quan đến bất ổn trong lĩnh vực bất động sản, khủng hoảng năng lượng, tâm lý tiêu dùng suy yếu cũng như giá mặt hàng nguyên liệu đầu vào tăng cao.

Tuần trước, Thủ tướng Lý Khắc Cường khẳng định Trung Quốc có đủ “công cụ cần thiết” để xử lý các thách thức kinh tế, nhất là khủng hoảng điện và giá hàng hóa tăng cao. Giới phân tích nhận định Trung Quốc vẫn có thể vượt mốc tăng trưởng trong năm nay, với GDP cả năm ước tăng trưởng trên 8%.

Victor Gao, phó chủ tịch Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa ở Bắc Kinh, cho biết những số liệu này chỉ nói lên “mảng tối”, Trung Quốc vẫn “tự tin” rằng có thể đạt được mức tăng trưởng 8% cả năm. “Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc vẫn sẽ là (một trong những) nền kinh tế lớn có tăng trưởng tốt nhất trong năm nay”, ông Gao cho biết.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *