Những điều cần chú ý và một số mẫu cầu thang gác lửng

Gác lửng hay còn gọi là gác xép là một bộ phận của công trình nhà ở của những ngôi nhà có diện tích khiêm tốn. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp kiểu xây này ở những ngôi nhà nhỏ trên phố hoặc những gia đình không đủ kinh phí để xây nhà 2 tầng lớn hơn. Cần có cầu thang liên thông để kết nối tầng 1 và tầng lửng này. Cầu thang của mẫu nhà cấp 4 gác lửng được sử dụng cho những ngôi nhà có diện tích nhỏ nhưng đảm bảo mỹ quan nhưng đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt nên cần có sự tính toán hợp lý.

Khi nào nên chọn xây gác lửng?

Gác lửng cầu thang của ngôi nhà
Gác lửng cầu thang của ngôi nhà

Một câu hỏi được đặt ra rằng: Tại sao chọn xây dựng tầng lửng mà không đúc tầng? Dưới đây là các nguyên nhân nên chọn xây gác lửng.

– Khi nhà bạn bị hạn chế chiều cao, không được phép xây nhà 2 tầng trở lên; bạn nên chọn xây gác lửng để có thêm diện tích sử dụng mà vẫn đảm bảo quy định.

– Khi bạn muốn mở rộng không gian sinh hoạt, tận dụng được toàn bộ diện tích ngôi nhà. Lúc này xây gác lửng sẽ giải quyết vấn đề cho bạn

– Khi bạn không đủ kinh phí để xây dựng nhà 2 tầng. Bạn cần biết để xây dựng nhà 2 tầng hoàn chỉnh sẽ tốn chi phí hơn rất nhiều so với xây gác lửng. Vậy nên xây gác lửng giúp bạn tiết kiệm chi phí mà vẫn có đủ không gian sinh hoạt.

– Khi bạn muốn phân chia khu vực sinh hoạt rõ ràng và tạo sự riêng tư nhất định cho nơi ngủ nghỉ. Việc xây gác lửng sẽ làm cho sinh hoạt trong nhà thoải mái hơn.

Lưu ý khi xây dựng cầu thang gác lửng

Xây cầu thang gác lửng cũng như xây cầu thang nhà tầng, có những lưu ý bắt buộc phải để tâm khi xây dựng.

Thông số kĩ thuật của cầu thang

  • Trong thiết kế dân dụng, cầu thang thường rộng từ 0,8m đến 1,2m hoặc là 1,5m.
  • Độ cao bậc cầu thang thường là 150 – 180mm, chiều rộng tương ứng là 250 – 300mm.
  • Độ dốc của cầu thang được tính theo công thức: 2h + b = 600mm; (Độ đốc của cầu thang phụ thuộc vào chiều cao của ngôi nhà được quyết định bởi chiều cao và chiều rộng của bậc thang).
  • Chiều cao của lan can vịn: được tính từ mặt bậc đến tay vịn của lan can là 900mm, không được thấp hơn 80mm.

Số bậc của cầu thang được tính theo 1 trong 2 cách sau:

  • Cách thứ nhất: Số bậc của mỗi tầng, hoặc số bậc của các cầu thang; tính từ bậc thứ nhất đến kết thúc phải rơi vào chữ “Sinh” trong vòng tuần hoàn: “Sinh – Lão – Bệnh – Tử” và thông thường số bậc sẽ là bậc lẻ, ví dụ như: 21, 19, 17, … Nếu có chiếu nghỉ thì tính chiếu nghỉ như một bậc thông thường
  • Cách thứ hai: tính theo công thức: 4*n + 1 = số bậc.
  • Trong đó n là số lần chu kỳ lặp lại từ khi đếm bậc từ 1 cho đến 4. Số bậc của cầu thang mỗi tầng phải chia cho 4 và dư 1.
  • Chú ý không nên xây cầu thang quá dài từ tầng này sang tầng khác. Việc cầu thang càng dài thì khí càng yếu.

Số bậc cầu thang

Số bậc cầu thang
Số bậc cầu thang

Theo quan niệm phong thủy phương đông, cầu thang được ví như xương sống trong cơ thể con người. Số bậc của cầu thang rất quan trọng; nó liên quan đến hưng vượng của gia chủ. Khi làm cầu thang, số bậc luôn phải rơi vào cửa “Sinh” (trong bốn cửa Sinh-Lão-Bệnh-Tử); để đem lại điềm lành cho ngôi nhà. Số bậc được tính từ bậc đầu tiên cho tới chiếu đến (sàn của tầng tiếp theo). Vì gác lửng khá thấp nên không có chiếu nghỉ (khoảng dừng chân ở cầu thang). Những cầu thang nhà tầng thường có 1 – 2 chiếu nghỉ; mỗi chiếu nghỉ được tính là một bậc. Như vậy, số bậc cầu thang luôn là những con số chia cho 4 dư 1, ví dụ 9, 13, 17… Tùy theo chiều cao giữa nền nhà và gác lửng mà lựa chọn xây số bậc phù hợp.

Vị trí

Vị trí chọn xây cầu thang cũng quan trọng không kém. Cầu thang không được đi thẳng ra cửa chính; hoặc hướng vào nhà vệ sinh. Những vị trí như vậy được cho là xấu, mang đến khó khăn cho gia chủ. Đồng thời về mặt mỹ quan, cầu thang hướng thẳng ra cửa chính khiến ngôi nhà xấu đi.

Phong thủy

Phong thủy
Phong thủy khi xây cầu thang

Cầu thang nên được thiết kế và đặt nơi thoáng đãng, mang lại sinh khí cho ngôi nhà. Vị trí cầu thang đi lên theo hướng tốt cho gia chủ (tùy theo tuổi, cung mạng gia chủ mà có hướng đặt khác nhau)

Các cung bố trí cầu thang tốt thường là Âm Qúy Nhân, Dương Qúy Nhân, Thiên Lộc.

Một số chất liệu sử dụng cho cầu thang gác lửng

Cầu thang đá

Đây là loại vật liệu thường được sử dụng cho những ngôi nhà bề thế; tạo nên vẻ uy nghi, lộng lẫy của ngôi nhà. Với gác lửng nhà nhỏ, chất liệu đá sẽ tạo nên sự nặng nề nên rất ít được sử dụng khi xây cầu thang gác lửng.

Cầu thang gỗ

Cầu thang gỗ
Cầu thang gỗ

Sự nhẹ nhàng, thanh thoát và phù hợp với nhiều phong cách thiết kế nội thất. Đây là chất liệu được ưa chuộng nhiều nhất trong những ngôi nhà hiện đại lẫn truyền thống. Những biến tấu với cầu thang gỗ tạo nên tính linh động trong thiết kế, lắp đặt.

Cầu thang kim loại

Không thể phủ nhận sự thuận tiện và bền của cầu thang kim loại. Trọng lượng cầu thang thép không quá nặng, rất phù hợp với cấu trúc nhà nhỏ có gác lửng. Hơn nữa cầu thang kim loại được gia công hoàn chỉnh sẵn, chỉ việc lắp đặt là có thể sử dụng nên rất tiện lợi.

Cầu thang kính

Được làm những tấm kính cường lực dày, có khả năng chịu nhiệt và chịu lực tốt. Đây là chất liệu được lựa chọn trong nhiều công trình kiến trúc hiện đại. Cầu thang kính tạo nên không gian mở, giải phóng được không gian cho những ngôi nhà nhỏ.

Cầu thang bê tông cốt thép

Loại chất liệu này được sử dụng từ rất lâu bởi độ bền cao, dễ thi công và chi phí thấp. Tuy nhiên đặc điểm là các vật liệu nặng nề giống như cầu thang đá nên cũng ít được dùng để xây cầu thang gác lửng.

Có rất nhiều lựa chọn cho bạn khi xây dựng cầu thang gác lửng. Lựa chọn nào phù hợp ngôi nhà của bạn nhất? Bạn có thể xem thêm các mẫu cầu thang đẹp nhất 2020 tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *