Dự kiến, Hiệp định RCEP sẽ đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản và khu vực, bằng cách tăng cường mối liên kết giữa Nhật Bản và khu vực với tư cách là một trung tâm tăng trưởng của thế giới. Hiệp ước này sẽ là thỏa thuận thương mại đầu tiên của Nhật Bản liên quan đến cả Trung Quốc và Hàn Quốc, các đối tác thương mại lớn nhất và lớn thứ ba của nước này. Khi RCEP có hiệu lực, kinh tế Nhật Bản sẽ nhận được nhiều lơi ích. Cùng chờ đón những tin tức kinh tế Việt Nam và thế giới mỗi ngày tại grifron.
Mục Lục
Nhật Bản hoan nghênh và chờ đón RCEP
Nhật Bản kỳ vọng hiệp định thương mại với diện bao phủ gần như toàn bộ châu Á này. Sẽ là “cú hích” kinh tế quan trọng giúp gia tăng lượng hàng xuất khẩu. Như nông sản và linh kiện ô tô giờ việc cắt giảm các loại thuế liên quan.
Koichi Hagiuda, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản. Trong một cuộc họp báo ngày 6/11 cho biết, Nhật Bản hoan nghênh và chờ đón RCEP có hiệu lực vào đầu năm sau. Đồng thời khẳng định sẽ tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp Nhật Bản. Có thể tối đa hóa lợi ích từ hiệp định thương mại quan trọng này.
Liên quan đến hoạt động xuất khẩu, sau khi RCEP chính thức đi vào hoạt động. Tỷ lệ dỡ bỏ thuế quan đối với các mặt hàng xuất khẩu giữa 15 nước thành viên. Sẽ lên tới 91% với trọng tâm là các sản phẩm linh kiện ô tô. Nguyên liệu sản xuất pin xe điện lithium-ion xuất khẩu đến Trung Quốc cũng giảm 6%. Theo từng giai đoạn và sẽ được dỡ bỏ hoàn toàn vào năm thứ 16. Đây là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản.
Có thể bỏ thuế rượu Thiệu Hưng của Trung Quốc
Trong khi ở góc độ nhập khẩu, thuế đánh vào sản phẩm rượu Thiệu Hưng của Trung Quốc và rượu Makgeolli của Hàn Quốc. Sẽ giảm dần so với mức hiện nay là 42,3 yên/lít. Sau đó xóa bỏ hoàn toàn vào năm thứ 21.
Nấm Tùng Nhung (Matsutake) nhập khẩu từ Trung Quốc cũng giảm thuế dần mức thuế 3%. Theo từng giai đoạn và xóa bỏ hoàn toàn vào năm thứ 11. Bên cạnh đó, 5 loại nông sản quan trọng là gạo, lúa mì, thịt bò, thịt lợn; các sản phẩm sữa và các sản phẩm giàu đường, tinh bột. Sẽ không giảm thuế nhập khẩu để bảo vệ ngành nông nghiệp trong nước của Nhật Bản.
Ngoài ra, các quy tắc, quy định trên nhiều lĩnh vực cũng sẽ được thiết lập. Bao gồm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, xúc tiến thương mại điện tử và bảo vệ người tiêu dùng.
Nhật Bản sẽ phải cố gắng giành được thế chủ động
Theo các chuyên gia kinh tế Nhật Bản. RCEP có hiệu lực sẽ giúp Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này tăng khoảng 15.000 tỷ yen (tương đương 132 tỷ USD). Gấp đôi so với mức tăng GDP nhờ việc tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Với khoảng 8.000 tỷ yen (tương đương 70 tỷ USD).
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là Nhật Bản sẽ phải cố gắng giành được thế chủ động, vì hai nền kinh tế lớn của châu Á khác là Trung Quốc và Hàn Quốc không chỉ là thành viên của RCEP mà cũng là đối tác thương mại quan trọng của quốc gia Đông Bắc Á này.
Kinh tế Nhật Bản tăng bất chấp dịch Covid-19
Mặc dù kinh tế của Nhật Bản tăng trưởng trở lại trong quý II/2021, các chuyên gia cho rằng, tăng trưởng kinh tế Nhật Bản sẽ vẫn duy trì ở mức khiêm tốn trong quý II do các biện pháp hạn chế được tái áp đặt tại 10 trong số 47 tỉnh, thành phố trong gần 2 tháng nhằm ngăn chặn số ca nhiễm mới COVID-19 tăng đột biến đang đè nặng lên chi tiêu của các hộ gia đình.
Hồi tháng trước, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã hạ dự báo tăng trưởng của nền kinh tế nước này cho năm tài khóa 2021, nhưng vẫn cho rằng nền kinh tế đang hồi phục ở mức độ vừa phải trước tác động của đại dịch COVID-19.
Theo dự báo tăng trưởng hàng quý vừa được công bố, BOJ đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của Nhật Bản trong tài khóa 2021 (kết thúc vào tháng 3/2022) xuống còn 3,8%, giảm 0,2% so với dự báo được đưa ra hồi tháng 4 vừa qua.
- Dự kiến 5000 tấn trái cây Việt Nam sẽ xuất khẩu sang châu Âu
- Kinh nghiệm đổ bê tông cột dầm sàn chuẩn nhất bạn không nên bỏ lỡ
- Nếu nhận được đề xuất kịp thời, Quốc hội sẽ bàn luận riêng về gói hồi phục kinh tế
- Xu hướng thiết kế căn hộ hiện đại nổi bật, phổ biến hiện nay
- Khu tái định cư khu công nghiệp Đông Bình được phê duyệt xây dựng
Bài viết cùng chủ đề: