Nguồn cung sụt giảm khiến giá nhà ở toàn cầu tăng

Giá nhà ở toàn cầu vẫn tăng dù đại dịch Covid-19 đang tàn phá kinh tế thế giới. Điều này gây ra lo ngại cho một cuộc khủng hoảng xã hội sẽ có thể xảy ra. Chính phủ các quốc gia đã và đang áp dụng các biện pháp kiểm soát tình hình này. Mặc dù vậy vẫn có những ghi nhận tăng giá ở nhiều quốc gia và khu vực. Một nguyên nhân là đầu cơ nhà ở nghiêm trọng, giá bị đội lên cao. Đồng thời hoạt động xây dựng bị đình trệ trong dịch khiến nguồn cung nhà ở sụt giảm.

Giá nhà ở toàn cầu tăng

Trong báo cáo về nhà ở toàn cầu của Công ty Savills, tại nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận mức tăng trưởng về giá nhà bất chấp dịch Covid-19 hoành hành toàn cầu, với mức tăng trưởng giá trung bình đạt 3,9%.

Báo cáo về thị trường nhà ở tại 30 thành phố trên toàn cầu cho thấy. Trong khoảng thời gian từ giữa năm 2018 đến cuối năm 2020; thị trường nhà ở tại những thành phố này chỉ ghi nhận mức tăng trưởng giá nhẹ khoảng 0,7%.

Thế nhưng chỉ trong nửa đầu năm 2021, thị trường bất động sản cao cấp tại nhiều nước có mức tăng trưởng giá trung bình đạt 3,9%. Mức tăng nhanh nhất kể từ cuối năm 2016. Nhờ lãi suất cho vay đang ở mức thấp cũng như các quốc gia đẩy mạnh biện pháp kích cầu kinh tế.

Giá nhà ở tăng dù đại dịch diễn ra
Giá nhà ở tăng dù đại dịch diễn ra

Ghi nhận tăng trưởng giá nhà ở trên khắp thế giới

Cụ thể, tại Mỹ, Los Angeles và Miami dẫn đầu với mức tăng trưởng trên 9%. New York cũng ghi nhận số lượng giao dịch tăng. Dù giá bất động sản giảm liên tục trong vòng bốn năm trước. Tại châu Âu, giá trị bất động sản tại London ổn định trong năm 2020. Và tăng 1,1% trong 6 tháng đầu năm 2021.

Đối với thị trường châu Á, Trung Quốc là quốc gia ghi nhận sự tăng trưởng rõ rệt về giá bất động sản nhà ở trong năm 2021. Khi tại Quảng Châu được ghi nhận là 7,9%. Trong khi tại Thượng Hải lên tới 13,7%. Những giao dịch mua với mục đích cho thuê đã dẫn dắt mức tăng giá của thị trường trong năm qua. Hầu hết nhà đầu tư vẫn giữ niềm tin rằng bất động sản tại đây là kênh trú ẩn an toàn của dòng tiền. Tại Hồng Kông, giá bất động sản nhà ở tăng 1,9% trong 6 tháng đầu năm. Nhờ lãi suất thấp và các hoạt động du lịch được cho phép hoạt động trở lại.

Theo bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu Savills Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2021; hơn 70% các thành phố trong khảo sát ghi nhận tăng trưởng trong giá trị bất động sản nhà ở. Chỉ có những thị trường chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu đến từ khách hàng quốc tế thì hiện vẫn ghi nhận mức tăng trưởng âm.

Giá nhà ở tăng gây nguy cơ bất ổn xã hội
Giá nhà ở tăng gây nguy cơ bất ổn xã hội

Bất bình đẳng nghiêm trọng

“Đó là vấn đề ở London, Paris, Rome và không may, tình trạng này đang ngày càng gia tăng tại Berlin”. Trưởng công đoàn Ver.di của Đức mô tả tiền thuê nhà ở thế kỷ XXI cũng giống như giá bánh mì. Nguyên nhân dẫn đến bất ổn xã hội trong lịch sử.

Các quan chức trên khắp thế giới đã đưa ra đủ biện pháp để giải quyết vấn đề này. Từ giới hạn tiền thuê nhà; áp thuế đặc biệt lên chủ nhà; quốc hữu hóa tài sản tư nhân, biến những văn phòng trống thành nhà ở. Tuy nhiên, họ vẫn chưa thể tìm được các biện pháp khả thi hoặc bền vững.

Tại Hàn Quốc, đảng của Tổng thống Moon Jae-in đã thất bại trong cuộc bầu cử thị trưởng Seoul năm nay. Sau khi không giải quyết được mức tăng giá trung bình 90% của một căn hộ ở thành phố này. Tính từ khi ông nhậm chức vào tháng 5/2017.

Tính đến tháng 7, giá một căn hộ ở Thâm Quyến bằng 43,5 lần mức lương trung bình của một cư dân. Sự chênh lệch là một trong những nguyên nhân thúc đẩy chiến dịch “thịnh vượng chung” của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Đại dịch đã khiến thị trường nhà ở toàn cầu đạt những mức cao kỷ lục mới trong 18 tháng qua. Nguyên nhân là:

  • Lãi suất cực thấp
  • Hoạt động xây dựng gặp khó khăn
  • Sự thay đổi trong chi tiêu của các hộ gia đình
  • Ngày càng ít nhà được rao bán

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *