Giá bán bất động sản có xu hướng diễn biến trái chiều nhau

Bộ Xây dựng vừa công bố báo cáo tình hình bất động sản quý III năm nay. Tương ứng, trong sáu tháng đầu năm nay, thị trường bất động sản vẫn cho thấy một số tín hiệu và một số chỉ báo tương đối khả quan. Tuy nhiên, dưới tác động tiếp tục và bùng phát mạnh mẽ của các đợt dịch tiếp theo, thị trường bất động sản còn gặp nhiều khó khăn hơn trong quý III. Giá nhà ở riêng lẻ và đất nền đã giảm khoảng 1-2%; giá cho thuê các tòa nhà thương mại, căn hộ và nhà ở nói chung giảm khoảng 2-3%. Ngoài ra, chủ nhà còn chiết khấu trực tiếp từ 10-20% tùy từng trường hợp cụ thể.

Lượng giao dịch BĐS giảm mạnh so với quý II, giá căn hộ chung cư tăng nhẹ, giá đất nền giảm

Lượng giao dịch BĐS giảm mạnh so với quý II, giá căn hộ chung cư tăng nhẹ, giá đất nền giảm
Lượng giao dịch BĐS giảm mạnh so với quý II, giá căn hộ chung cư tăng nhẹ, giá đất nền giảm

Báo cáo thị trường BĐS trong quý III của Bộ Xây dựng cho thấy; do ảnh hưởng của dịch COVID -19, thị trường không có nguồn cung dự án mới; lượng giao dịch BĐS giảm mạnh so với quý II. Theo thống kê sơ bộ, số lượng nhà ở đủ điều kiện bán ra thị trường đạt khoảng 20.000 căn; tương đương khoảng 60-70% so với quý II.

Tỷ lệ hấp thụ các sản phẩm nhà ở chỉ đạt 40% lượng chào bán trên thị trường. Riêng với phân khúc đất nền, tỉ lệ này cao hơn, đạt khoảng 50%.

Về giá giao dịch, tại nhiều địa phương thực hiện giãn cách lượng giao dịch BĐS thành công hầu như không đáng kể. Các chủ đầu tư dự án, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh BĐS; vẫn giữ mức giá chào bán đã thiết lập từ cuối quý II.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Xây dựng và diễn biến thực tế trên thị trường; trong khi giá căn hộ chung cư đều vẫn giữ giá hoặc tăng nhẹ khoảng 1-2%; thì giá nhà ở riêng lẻ, đất nền lại giảm, cũng với tỷ lệ từ 1-2%. Giá mặt bằng thương mại cho thuê, căn hộ; nhà ở cho thuê mặt bằng giảm chung khoảng 2-3%.

Nguyên nhân xảy ra diễn biến trái chiều

Nguyên nhân xảy ra diễn biến trái chiều
Nguyên nhân xảy ra diễn biến trái chiều

Lý giải về diễn biến trái chiều giá này, Bộ Xây dựng cho rằng; giá bán nhà ở có xu hướng tăng là do nguồn cung các dự án mới hầu như không có; trong khi nhu cầu thực trên thị trường vẫn cao.

Cùng với đó là nguyên nhân từ chi phí nguyên vật liệu đầu vào; đặc biệt là các sản phẩm nhập khẩu tăng (như giá thép những tháng đầu năm 2021; tăng tới 30-40% so với thời điểm cuối năm 2020). Giá các loại vật liệu xây dựng, như xi măng, cát gạch cũng tăng; làm giá căn hộ tăng và hình thành mặt bằng giá mới.

Theo nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực BĐS; phân khúc căn hộ chung cư là phân khúc phục hồi tốt nhất của thị trường BĐS; trong những tháng cuối năm 2021 và trong năm 2022 do nguồn cung sát với nhu cầu thực của người mua.

Trước đó, trong báo cáo gửi Quốc hội hồi tháng 7, Bộ Xây dựng cho biết; thị trường đất nền giảm giá mạnh sau khi các cơ quan chức năng tăng cường các biện pháp kiểm soát sốt đất sau cơn sốt đất cục bộ hồi đầu năm 2021.

Kết luận

Thị trường những tháng cuối năm có thể phục hồi nhẹ, giá bất động sản sẽ không tăng, vì nếu tăng thị trường sẽ không hấp thụ khi nền kinh tế đang suy yếu do ảnh hưởng của dịch bệnh. Việc phục hồi của thị trường phụ thuộc vào việc khống chế dịch bệnh, nếu trong tháng 11 chúng ta khống chế được dịch bệnh thì thị trường bất động sản sẽ tăng trưởng trong quý 4 và là tiền đề cho năm 2022. Nếu hết quý 4 sang đầu năm 2022 chúng ta mới khống chế được dịch bệnh, thì thị trường bất động sản tính thanh khoản sẽ kém và phải chờ đợi nửa cuối của năm 2022” – ông Nguyễn Văn Đính nhận xét.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *