Cần nỗ lực làm giảm lạm phát kinh tế dự báo sẽ diễn ra vào năm 2022

Các biện pháp kéo dài giãn cách xã hội và hạn chế di chuyển đã gây áp lực đáng kể lên nỗ lực kiểm soát lạm phát của Việt Nam vào năm 2022, các chuyên gia kinh tế cho biết. Nền kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ phục hồi mạnh mẽ vào năm 2022. Trong kịch bản giãn cách kéo dài, chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng nặng nề có thể không đáp ứng được nhu cầu, dẫn đến giá cả tăng. Còn nhiều thông tin kinh tế thú vị, hấp dẫn, được cập nhật liên tục hàng ngày sẽ có tại grifron.

Áp lực lạm phát vào năm 2022

Áp lực lạm phát vào năm 2022
Lạm phát có thể xảy ra vào năm 2022

Ông Đỗ Thắng Hải cho biết, CPI năm nay dự báo khoảng 2%. Nhưng áp lực lạm phát năm 2022 rất lớn, do giá nhiên liệu thế giới liên tục tăng.

Tại họp báo Chính phủ chiều 6/11, Thứ trưởng Công Thương Đỗ Thắng Hải thừa nhận. Giá nhiên liệu (than, xăng dầu…), chi phí vận chuyển trên thế giới tăng cao. Đã tác động tới giá thành, giá bán hàng tiêu dùng trong nước. Điều này đồng thời ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống người dân. Và năng lực cạnh tranh những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Tuy nhiên, ông thông tin, nhà điều hành đã có những giải pháp linh hoạt. Để giữ tốc độ tăng giá trong nước thấp hơn thế giới. Chẳng hạn, với xăng dầu, nhờ công cụ Quỹ bình ổn, bình quân 10 tháng qua. Trong khi giá thế giới tăng 59-76%, giá xăng dầu trong nước tăng 40-53%.

Với giá điện, ông Đỗ Thắng Hải khẳng định, sẽ không tăng trong năm 2021. Tuy nhiên, giá mặt hàng này thời gian sau đó còn tuỳ thuộc vào tình hình thực tế. Diễn biến thế giới và thị trường trong nước.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, CPI tháng 10 giảm 0,2% so với tháng 9. Nhưng tăng 1,77% so với cùng kỳ 2020. Tính chung 10 tháng, CPI tăng 1,81% so với cùng kỳ năm 2020. Vẫn là mức thấp nhất 5 năm qua. Trên cơ sở đó, theo ông Hải, CPI cả năm 2021 dự báo khoảng 2% hoặc “thậm chí dưới 2%”.

“Nhưng áp lực lạm phát năm 2022 là rất lớn trong bối cảnh kinh tế thế giới. Trong nước phục hồi mạnh nhờ đạt miễn dịch cộng đồng”, ông Hải nói thêm.

Nỗ lực kiểm soát lạm phát

Nỗ lực kiểm soát lạm phát 
Kiểm soát để hạn chế bùng nổ lạm phát

Để kiểm soát lạm phát trong bối cảnh giá cả nhiên liệu thế giới được dự báo tiếp tục tăng. Ông Đỗ Thắng Hải cho hay, các cơ quan quản lý sẽ nỗ lực đàm phán. Với các nước có nguồn tài nguyên dồi dào thông qua hợp tác từ cấp Chính phủ, bộ, ngành tới doanh nghiệp. Nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu thô cho sản xuất trong nước.

Cùng đó, các bộ, ngành sẽ hỗ trợ doanh nghiệp ký hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu dài hạn. Để đảm bảo nguyên liệu, giá thành sản xuất.

Nhà điều hành cũng sẽ theo dõi diễn biến giá để cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng tới giá cả, lạm phát; dự báo khả năng thiếu hụt tạm thời hay dài hạn; cam kết thông tin kịp thời để không xảy ra hiện tượng lạm phát do tâm lý. Những giải pháp này, ông Hải nói, để mặt bằng giá hàng hoá “ảnh hưởng tới người dân là ít nhất”.

Theo khảo sát, nhiều hàng hoá đang leo thang. Giá thực phẩm tươi sống, sữa, gạo, dầu ăn đã tăng 10-30%. Và dự báo tăng tiếp trước sức ép của nguyên liệu đầu vào, chi phí vận chuyển lên cao.

Từ tháng 9 đến nay, giá bán lẻ xăng dầu trong nước đã tăng 4 lần liên tiếp. Ở lần tăng gần nhất (ngày 26/10), mỗi lít xăng E5 RON 92 lên mức 23.110 đồng một lít. Còn xăng RON 95 là 24.330 đồng một lít – ngưỡng cao nhất 7 năm (kể từ tháng 9/2014).

Năm 2022, nền kinh tế thế giới sẽ phục hồi

Bước sang năm 2022, trên thế giới và trong nước có thể đạt được miễn dịch cộng đồng, khiến nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ, đồng thời sẽ tạo áp lực rất lớn lên lạm phát. Chắc chắn việc tăng giá các mặt hàng như xăng dầu, than… sẽ làm ảnh hưởng đến giá thành cao lên, chi phí sản xuất cũng cao lên, khiến giá hàng tiêu dùng trong nước tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam khi chúng ta xuất khẩu sang các nước.

Để xử lý các vấn đề này, ngay từ đầu năm, Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt, rất nhiều bộ, ngành đã vào cuộc và theo chúng tôi đã có tác dụng và hiệu quả để giảm áp lực của việc tăng giá thành. Đối với mặt hàng xăng dầu, liên Bộ Công Thương – Tài chính đã linh hoạt, hiệu quả sử dụng quỹ bình ổn giá. Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, sắp tới, cần phải có một số giải pháp chính để kiểm soát lạm phát, đảm bảo nguồn cung hàng hoá.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *