Bất động sản bán lẻ châu Á – Thái Bình Dương năm 2022 sẽ ra sao?

Với xu thế và kế hoạch mở rộng quy mô bán lẻ thị trường bất động sản bán lẻ khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ tăng mạnh trong năm 2022. Theo các chuyên gia nhận định sự cạnh tranh chủ yếu là của các nhà bán lẻ nội địa. Bởi vì những quy định và hạn chế trong thời kỳ đại dịch về việc đi lại thông thương giữa các quốc gia. Thị trường diễn ra sôi động nhất được dự đoán là ở Trung Quốc và Ấn Độ. Đây là 2 quốc gia đông dân nhất khu vực và có nhu cầu hàng hóa nhiều nhất. Mức sống của đại đa số người dân ở 2 quốc gia này được đánh giá là khá cao.

Xu hướng bất động sản bán lẻ khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2022

Mục tiêu mở rộng mạng lưới giúp BĐS bán lẻ tăng lên

Nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà bán lẻ ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APAC) dự kiến sẽ thúc đẩy hoạt động cho thuê bán lẻ vào năm 2022.

Kết quả cuộc sát của công ty bất động sản CBRE với hơn 150 nhà bán lẻ trong khu vực; chỉ ra rằng 65% doanh nghiệp nhắm đến mục tiêu mở rộng mạng lưới cửa hàng thực. Trong đó, các nhà bán lẻ tại Trung Quốc và Ấn Độ là những người tỏ ra lạc quan nhất. Vì 90% các doanh nghiệp bán lẻ ở những quốc gia này hướng đến việc mở rộng quy mô trong năm tới.

Vị trí đắc địa trong những trung tâm mua sắm ở các thành phố lớn cùng những thị trường cấp 1 tiếp tục được các doanh nghiệp ưu tiên. Vì họ cần sự ổn định trong bối cảnh chưa chắc chắn về giá thuê. Ngoài ra, khi nhiều doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô, tỷ lệ cạnh tranh tăng lên. Đồng nghĩa với việc diện tích mặt bằng trống sẽ ít đi.

Bất động sản bán lẻ châu Á - Thái Bình Dương sẽ tăng năm 2022
Bất động sản bán lẻ châu Á – Thái Bình Dương sẽ tăng năm 2022

Sẽ là sự cạnh tranh giữa các nhà bán lẻ nội địa

Việc mở rộng quy mô của các nhà bán lẻ chủ yếu sẽ diễn ra tại thị trường nội địa. Do đại dịch Covid-19 khiến việc di chuyển giữa các quốc gia trở nên khó khăn. Do đó ảnh hưởng tới khả năng khảo sát thị trường. Việc xuất hiện những làn sóng bùng phát dịch trong năm 2021; đã khiến các nhà bán lẻ phải lùi thời gian kỳ vọng phục hồi doanh số thêm 6 – 12 tháng. Hiện tại, chỉ 10% số người tham gia khảo sát của CBRE cho biết doanh số đã phục hồi ngang bằng thời điểm trước khi đại dịch bùng phát.

Tuy nhiên, các nhà bán lẻ vẫn lạc quan về sự thay đổi trong năm 2022. Khi hoạt động du lịch dự kiến ​​sẽ được mở cửa trở lại. Gần 75% nhà bán lẻ tham gia khảo sát của CBRE kỳ vọng hoạt động bán hàng sẽ cải thiện kể từ cuối năm 2021. Để chuẩn bị cho chu kỳ tăng trưởng mới; nhiều nhà bán lẻ đang tận dụng cơ hội để tìm kiếm các khoản thuê mặt bằng có lợi.

“Thị trường cho thuê bán lẻ tiếp tục có những ưu đãi dành cho khách hàng. Những nhà bán lẻ đi trước, có hành động nhanh chóng nhiều khả năng là những người nắm lợi thế. Đồng thời, họ cũng có thể kết hợp tính linh hoạt vào các hợp đồng thuê mới”. Ada Choi, Trưởng bộ phận Nghiên cứu và Quản lý dữ liệu khách hàng của CBRE khu vực APAC cho biết.

Thị trường bán lẻ Trung Quốc
Thị trường bán lẻ Trung Quốc

Thay đổi của lĩnh vực bán lẻ sau đại dịch bùng phát

Triển vọng tăng trưởng dài hạn đối với các cửa hàng của những nhà bán lẻ có sự khác nhau. Một số nhận thấy nhu cầu giảm, nhưng một số vẫn thấy dấu hiệu nhu cầu tăng lên trong thời gian gần đây. Các cửa hàng truyền thống trong tương lai sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong mạng lưới giao nhận hàng hóa. Song song với việc áp dụng thương mại điện tử. Khoảng 70% người tham gia khảo sát cho rằng thanh toán điện tử. Sẽ là nền tảng cho lĩnh vực bán lẻ trong tương lai.

Vivek Kaul, Giám đốc Dịch vụ Bán lẻ, Tư vấn & Giao dịch của CBRE khu vực APAC nói thêm. “Các nhà bán lẻ tại khu vực APAC lạc quan về triển vọng bán hàng cho năm tới. Điều này diễn ra trong bối cảnh vai trò của các cửa hàng ngày càng lớn. Đây là nơi các nhà bán lẻ trưng bày sản phẩm theo khu vực. Để nâng cao trải nghiệm thực tế của người dùng. Nhằm phục vụ cho việc thay đổi mô hình tiêu dùng sang bán lẻ đa kênh; những chủ đầu tư cũng nên cân nhắc hợp tác với người thuê hoặc ứng dụng giao hàng theo yêu cầu để cung cấp dịch vụ một cách hợp lý”.

Thanh toán điện tử sẽ là hình thức thanh toán chủ đạo
Thanh toán điện tử sẽ là hình thức thanh toán chủ đạo

Các xu hướng bất động sản tăng trưởng tại châu Á – Thái Bình Dương

Bất động sản thay thế

Đó là các loại tài sản thay thế (alternative asset) tiếp tục vươn lên và hiện đã chiếm 8,5% trong tổng số tài sản bất động sản trong khu vực, nhiều gấp đôi thị phần của tài sản thay thế trong giai đoạn 2014 -2019. Điều này được quyết định phần nhiều bởi các phân khúc kinh tế công nghệ như trung tâm dữ liệu (data centres), trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D centres), chuỗi cung ứng lạnh (cold chain) và khoa học về đời sống (life sciences).

Bất động sản nằm ngoài trung tâm tăng nhiệt

Theo đó, cả năm 2020 và nửa đầu năm 2021, thị trường bất động sản châu Á – Thái Bình Dương chứng kiến khoảng một nửa các thương vụ đầu tư phân khúc văn phòng dịch chuyển ra khu vực ngoài trung tâm các thành phố lớn. Một phần nguyên do là bởi các tiện ích dịch vụ ngày một tốt hơn cũng như nhiều dự án cơ sở hạ tầng lớn tiếp tục được đầu tư tại các khu vực này.

Bất động sản bán lẻ chuyển đổi công năng

Thị trường khu vực đã chứng kiến nhiều thương vụ mua lại bất động sản bán lẻ với mục đích chuyển đổi thành các khu phục vụ nghiên cứu và phát triển (R&D) hoặc văn phòng với khuôn viên rộng lớn, cũng như tái định vị các trung tâm mua sắm này thành các tài sản đa dụng. Thêm vào đó, những thay đổi mạnh mẽ về công nghệ cùng với nhu cầu gia tăng về kho hàng hóa phân khúc hạng A cũng tạo ra nhu cầu làm mới, tái phát triển và định vị rất lớn trong vòng vài năm tới.

Bất động sản công nghiệp và logistics (hậu cần)

Là những phân khúc có đà hồi phục nhanh nhất, tăng trưởng 70% so với năm trước. Tiếp đến là phân khúc bất động sản bán lẻ với số lượng giao dịch tăng 65%. Mảng khách sạn (28%) và văn phòng (20%) cũng có những dấu hiệu hồi phục trong nửa đầu năm 2021.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *