Trong khi tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều ngành kinh tế. Từ ngân hàng, bất động sản, chứng khoán đến ngành bị ảnh hưởng nhiều như du lịch hay hàng không. Bất chấp nền kinh tế vẫn đang bị tác động, vẫn còn tồn đọng những vấn đề liên quan đến lạm phát, tham nhũng. Cùng grifron chờ xem Việt Nam sẽ làm gì để chung tay khắc phục tác động do dịch và hồi phục nền kinh tế.
Mục Lục
Dịch Covid-19 tác động đến mọi mặt xã hội
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí. Đã trình bày báo cáo về công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Báo cáo cho biết, năm 2021, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Đã tác động tiêu cực và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống xã hội. Mặc dù, tình hình an ninh, chính trị được bảo đảm. Nhưng tình hình tội phạm gia tăng.
Cụ thể, ngành Kiểm sát đã thực hành quyền công tố, kiểm sát khởi tố mới 86.032 vụ án. Tăng 2,1% so với năm 2020. Trong đó, có nhiều vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đã được phát hiện khởi tố. Tội phạm về tham nhũng, chức vụ tăng nhiều nhất (15,2%). Chủ yếu xảy ra trong lĩnh vực đầu tư công, quản lý đất đai.
Một số loại tội phạm phát sinh có liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Số vụ án xâm phạm trật tự xã hội tăng 6%; tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo. Tổ chức đánh bạc và tội phạm về ma túy xảy ra nhiều vụ với quy mô rất lớn.
Dự báo tình hình tội phạm sẽ phức tạp hơn sau Covid 19
Các tranh chấp dân sự, kinh doanh, thương mại và khiếu kiện hành chính giảm so với cùng kỳ năm trước. Ngành Kiểm sát đã kiểm sát giải quyết 407.985 vụ, việc dân sự. Kinh doanh, thương mại, giảm 10,7%; kiểm sát giải quyết 8.127 vụ án hành chính sơ thẩm, giảm 11,6%. Dự báo sắp tới tình hình tội phạm sẽ phức tạp hơn sau Covid 19. Do mất việc làm, không có thu nhập và các tranh chấp dân sự, kinh tế sẽ tăng.
Trong năm, toàn ngành Kiểm sát đã kiểm sát việc tiếp nhận. Giải quyết 144.437 nguồn tin về tội phạm, tăng 2,2%; đã ban hành 105.717 văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm. Tăng 2,5%; trực tiếp kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm 1.312 cuộc tại Cơ quan điều tra;….
Qua kiểm sát, đã phát hiện, yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố 857 vụ án, tăng 8,3%; đã ra quyết định hủy 140 quyết định không khởi tố vụ án. Quyết định khởi tố vụ án thiếu căn cứ pháp luật. Đồng thời, trực tiếp ra 16 quyết định khởi tố vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra;…
Những con số vi phạm
Viện kiểm sát thực hành quyền công tố, kiểm sát việc bắt, tạm giữ 76.136 người; đã trực tiếp, tham gia lấy lời khai đối với 42.773 người. Nhằm bảo đảm việc ban hành các quyết định phê chuẩn có căn cứ, đúng pháp luật. Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra 117.220 vụ/175.617 bị can. Tăng 6,1% về số vụ và 8,6% về số bị can. Trong đó, có nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp. Nhiều vụ án làm lây lan dịch bệnh và chống người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch Covid-19.
Đã ban hành 84.013 yêu cầu điều tra, tăng 8,5%; trực tiếp hỏi cung 45.934 bị can, không phê chuẩn 501 lệnh. Quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn; trực tiếp hủy 694 quyết định tạm giữ, 35 quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án không có căn cứ hoặc trái pháp luật của Cơ quan điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra bắt tạm giam 78 bị can theo đúng quy định pháp luật.
Tỷ lệ người bị bắt, tạm giữ sau đó chuyển xử lý hình sự đạt 98,8%, tăng 0,8%. Số vụ án Viện kiểm sát truy tố đúng thời hạn đạt tỷ lệ 100%, vượt 10% và số bị can Viện kiểm sát truy tố đúng tội danh đạt tỷ lệ 99,99% vượt 4,99% so với chỉ tiêu trong Nghị quyết 96 của Quốc hội. Số bị can phải đình chỉ do không phạm tội chiếm tỷ lệ rất nhỏ (16/175.617 bị can) so với số đã xử lý và giảm 33,3% so với năm 2020.
Phát hiện nhiều vi phạm
Kết quả, toàn ngành Kiểm sát đã thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử 87.933 vụ/157.135 bị cáo. Thông qua công tác kiểm sát xét xử, đã phát hiện nhiều vi phạm và ban hành 971 kháng nghị phúc thẩm, tăng 7,5%.
Đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng, khó khăn rất lớn đến kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế. Mặc dù số vụ việc chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số vụ việc phải thi hành án nhưng về số tiền lại chiếm rất lớn, tới 24,5% so với tổng số tiền phải thi hành.
Có rất nhiều “đại án” có điều kiện thi hành rất thấp như vụ án liên quan đến Huỳnh Thị Huyền Như tổng số tiền phải thi hành lên tới 15.000 tỷ đồng nhưng chỉ có tài sản không quá 500 tỷ đồng. Cùng đó là các vướng mắc về thể chế, đặc biệt cơ chế ủy thác THA, tài sản nằm nhiều địa phương khác nhau… khiến việc THA kéo dài.
Tập trung vào một số giải pháp quan trọng
Trong thời gian tới, Bộ Tư pháp, Tổng cục sẽ tập trung chỉ đạo và tổ chức thi hành án, chú trọng giải quyết các vụ việc phức tạp, kéo dài; chủ động, tích cực tổ chức thi hành các vụ án tham nhũng, kinh tế để thu hồi tối đa tài sản cho Nhà nước.
Trong đó, tập trung vào một số giải pháp quan trọng: Tiếp tục rà soát, đánh giá tổng thể quy định pháp luật, trong đó sửa đổi bổ sung quy định tạo điều kiện cho cơ quan THA trong việc ủy thác, xử lý tài sản nhằm rút ngắn thời gian THA; có giải pháp xử lý các vụ việc giá trị lớn, đặc biệt quan tâm đến các đại án tham nhũng kinh tế; kiện toàn bộ máy, nâng cao hiệu quả phối hợp với các Bộ, ban, ngành, các cơ quan, chính quyền địa phương…
Bài viết cùng chủ đề: