Việt Nam đề xuất cách tính GDP đầu người mới: 5 năm một lần

Với số ca nhiễm COVID-19 đang ngày càng cao được ghi nhận cho đến nay. Việt Nam hiện cần cấp thiết xem xét các nguyện vọng kinh tế lâu dài hơn của mình. Ngay cả khi chúng ta này đang đối phó với sự bùng phát cực kỳ nghiêm trọng của vi-rút. Mới đây, nhiều đại biểu của các tỉnh đã đề xuất với Chính phủ ban hành dự thảo tính GDP 5 năm một lần. Vấn đề này lại gây ra nhiều vấn đề phát sinh. Liên tục cập nhật những thông tin kinh tế mỗi ngày tại grifron.

Ban hành quy trình biên soạn chỉ tiêu GDP và chỉ tiêu GRDP

Ban hành quy trình biên soạn chỉ tiêu GDP và chỉ tiêu GRDP
Kinh tế Việt Nam

Mới đây, cho ý kiến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê tại phiên thảo luận trực tuyến. Các đại biểu Quốc hội đã góp nhiều ý kiến để quy định rõ. Cụ thể hơn thẩm quyền, quy trình tính toán, đánh giá, công bố GDP, thời gian, thời điểm tính rà soát. Và đánh giá lại GDP, làm rõ quy trình tính đoán, thống nhất công bố GRDP.

Tờ trình của Chính phủ đề xuất bổ sung quy định giao Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư chủ trì. Phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương trình Chính phủ. Ban hành quy trình biên soạn chỉ tiêu GDP và chỉ tiêu GRDP. Dự thảo cũng bổ sung quy định định kỳ 5 năm rà soát. Đánh giá lại quy mô GDP báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội.

Đại biểu đoàn Bình Định, bà Nguyễn Thị Thu Thủy đồng tình với việc bổ sung quy định đánh giá lại các chỉ tiêu này. Để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ để tạo cơ sở cho các tỉnh, thành phố. Có căn cứ chính xác xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển trong kế hoạch 5 năm tiếp theo.

Định kỳ tính GDP 5 năm chưa đảm bảo khách quan

Theo đại biểu tỉnh Quảng Bình, hiện nay công nghệ thông tin được áp dụng trên tất cả lĩnh vực. Chính phủ điện tử đang vận hành ngày càng chuyên nghiệp; nhiều công cụ, biện pháp thống kê khoa học và hiện đại đã được sử dụng.

Ví dụ, cơ sở dữ liệu dân cư đang thường xuyên được cập nhật. Không phải tổ chức thống kê dân số theo kiểu thủ công như trước. Số liệu về doanh nghiệp cũng được cập nhật thường xuyên trên hệ thống quản lý nhà nước. Bao nhiêu doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, rút lui khỏi thị trườn. Đều nắm được một cách dễ dàng.

“Vì thế, định kỳ 5 năm tổ chức rà soát, đánh giá lại quy mô tổng sản phẩm một lần. Tôi thấy chưa đảm bảo tính khách quan, chính xác và nghi ngờ vào số liệu thống kê”, ông Minh nói.

Đại biểu Nguyễn Thanh Phương (Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Cần Thơ). Thống nhất với đề xuất định kỳ 5 năm rà soát. Và đánh giá lại quy mô tổng sản phẩm trong nước GDP. Và báo cáo Chính phủ trình Quốc hội. Tuy nhiên, khi luật có hiệu lực thì cần tính toán lại GDP sớm. Để làm mốc tính toán cho các lần sau.

“Tôi cũng nghĩ rằng GDP của chúng ta hiện nay chưa sát với thực tế. Và việc tính toán lại sớm thì rất cần thiết. Để có thể nhìn được bức tranh tổng quát của nền kinh tế quốc gia”, ông nói.

Đề nghị nghiên cứu kỹ thời điểm công bố số liệu thống kê

Đề nghị nghiên cứu kỹ thời điểm công bố số liệu thống kê
Quang cảnh phát triển Việt Nam

Bà Thủy cũng cho rằng cần quy định thống nhất thời điểm công bố số liệu thống kê hàng năm. Đối với quốc gia, vùng và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, bà đề nghị nghiên cứu kỹ thời điểm công bố số liệu thống kê. Nhằm đảm bảo tính xác thực và tối đa độ chính xác của số liệu thống kê khi công bố.

Đại biểu đoàn Cần Thơ Nguyễn Thanh Phương cũng đồng thuận. Với việc giao Chính phủ ban hành nội dung chỉ tiêu thống kê. Thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia. Và việc rà soát và đánh giá lại quy mô GDP định kỳ 5 năm. Báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội.

Đại biểu Phương nhận định, khi Luật có hiệu lực thực hiện thì cần tính toán lại GDP ngay. Để làm mốc tính toán cho các lần sau. Theo ông, quy mô GDP Việt Nam hiện nay chưa sát với thực tế, cần tính toán lại sớm. Tại Quốc hội khoá XIV. Cũng đã có đại biểu kiến nghị đánh giá lại quy mô GDP.

Đại biểu đoàn Quảng Bình Trần Quang Minh lại cho rằng. Việc đánh giá lại các chỉ tiêu kinh tế phải được tiến hành hằng năm. Dựa trên số liệu cập nhật thông qua hệ thống công nghệ thông tin. Điều này tạo cơ sở cho việc hoạch định chính xác các chủ trương. Chính sách cho những năm tiếp theo.

Thế giới điều chỉnh và công bố lại quy mô GDP

Trước đó, IMF từng hỗ trợ Việt Nam đánh giá lại quy mô GDP giai đoạn 2010-2017. Kết quả sau đánh giá lại, GDP tăng bình quân 25,4% mỗi năm so với trước đó. Gần nhất, tổ chức này ước tính. Quy mô GDP 2020 của Việt Nam đạt 340,8 tỷ USD (theo báo cáo tháng 4/2021).

Theo World Bank, ở các quốc gia trên thế giới, tần suất điều chỉnh dữ liệu GDP rất khác nhau. Một số quốc gia đánh giá lại hàng tháng, một số quốc gia khác lại điều chỉnh hàng quý hoặc hàng năm và những quốc gia điều chỉnh với tần suất thấp hơn. Những điều chỉnh như vậy thường nhỏ và dựa trên thông tin bổ sung nhận được trong năm.  Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cần phải tính toán lại dữ liệu GDP vì các phương pháp luận mới và những thay đổi đối với năm cơ sở.

Năm cơ sở mới nên thể hiện hoạt động bình thường của nền kinh tế – nó phải là năm không có những cú sốc hoặc biến dạng lớn. Việc tính lại toàn diện dữ liệu GDP thường dẫn đến các điều chỉnh tăng lên, vì các nguồn dữ liệu được cải thiện làm tăng mức độ bao phủ của nền kinh tế, một phần khác là do các trọng số mới đối với các ngành đang phát triển phản ánh chính xác hơn những đóng góp của họ cho nền kinh tế.

Từ năm 2010 trở lại đây, nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Đức, Nga, Trung Quốc, Ý… đã tiến hành điều chỉnh và công bố lại quy mô GDP cùng các chỉ tiêu vĩ mô có liên quan.

Thế giới điều chỉnh và công bố lại quy mô GDP
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng

Cách tính GDP của Nga

Nga từng tính lại GDP trong các năm 2014, 2015 và 2016, và chỉ số GDP của từng năm đã được điều chỉnh tăng lên so với các con số được nêu ra trước đó. Riêng năm 2013, GDP của Nga được đánh giá lại tăng khoảng 24,3%. Lý do là GDP trước đó đã không được tính đúng, đủ.

Cách tính GDP của Trung Quốc

Trung Quốc cũng đã 3 lần đánh giá lại quy mô GDP dựa vào thông tin từ các cuộc Tổng điều tra năm 2004, 2008 và 2013. Kết quả sau khi đánh giá lại năm 2013, GDP giá hiện hành năm 2013 của Trung Quốc được bổ sung tới 305 tỷ USD, tương đương tăng 3,4%. Năm 2016, Trung Quốc tiếp tục đánh giá lại quy mô GDP trên cơ sở thay đổi cách hạch toán hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), bổ sung dịch vụ nhà tự có tự ở. Đợt điều chỉnh này đã bổ sung 141 tỷ USD (khoảng 1,3%) vào GDP năm 2015 của Trung Quốc.

Cách tính GDP của Mỹ

Năm 2013, Mỹ cũng công bố kết quả tính toán GDP theo cách tiếp cận mới, trên cơ sở cập nhật khung lý thuyết của hệ thống tài khoản quốc gia 2008. Theo đó, quy mô GDP của Mỹ năm 2012 được cộng thêm 560 tỷ USD, tăng 3,6% so với số liệu đã công bố.

Cách tính GDP của Canada

Năm 2012, Canada công bố kết quả đánh giá lại chuỗi dữ liệu GDP từ năm 2007-2011 sau khi thực hiện cập nhật khung lý thuyết của hệ thống tài khoản quốc gia 2008; cập nhật nguồn thông tin hiện có và bổ sung thông tin mới phát sinh; cập nhật các bảng phân loại mới… Kết quả là sau khi đánh giá lại quy mô GDP giá hiện hành năm 2011 của Canada tăng thêm 2,4% (tương đương tăng 36,4 tỷ USD).

Nhiều quốc gia khác cũng đã tiến hành cập nhật khung lý thuyết của hệ thống tài khoản quốc gia 2008 theo khuyến nghị của Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc. Sau đó, quy mô GDP giá hiện hành của họ cũng có sự thay đổi đáng kể: Ghana tăng 60%, Nigeria tăng 59,5%, Maldive tăng 37%, Kenya tăng 25%, Zambia tăng 25%, Indonesia tăng 6,45%, Malaysia tăng 3,2%…

Các quốc gia trong Liên minh châu Âu (EU) cũng đã điều chỉnh tăng quy mô GDP do bổ sung số liệu về một số hoạt động kinh tế ngầm vào GDP tùy theo luật pháp của từng quốc gia. Sau khi điều chỉnh GDP của Đức tăng khoảng 3%, Italy tăng khoảng 7%, Bulgaria tăng 31,2%…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *