Các thị trấn ma, núi nợ khổng lồ, vấn đề thanh khoản, cổ phiếu sụt giảm… là hàng loạt vấn đề của bất động sản Trung Quốc thời gian gần đây. Kể từ khi China Evergrande lao vào vòng xoáy khủng hoảng thị trường nước này cũng bị cuốn theo. Nó bộc lộ hậu quả của thị trường bất động sản nước này sau thời kỳ phát triển nhanh chóng. Trong khi một số đông người dân không được sở hữu nhà ở thì hàng loạt dự án nhà ở không người vào ở. Sự cực đoạn này khiến chính phủ nước này phải vào cuộc tháo gỡ vấn đề.
Mục Lục
Vấn đề của bất động sản Trung Quốc từ bom nợ China Evergrande
Cuộc khủng hoảng nợ của China Evergrande đã phơi bày những vấn đề của ngành bất động sản Trung Quốc. Trên khắp đất nước, hàng chục triệu căn nhà đang bị bỏ không.
Theo CNN, cuộc khủng hoảng của China Evergrande – tập đoàn bất động sản lớn thứ 2 thế giới – vẫn đang thu hút sự chú ý trên toàn cầu. Thực tế, những tín hiệu cảnh báo đã được phát đi từ trước đó.
Ngay từ trước khi China Evergrande sụp đổ; hàng chục triệu căn hộ trên khắp đất nước đã bị bỏ trống. Trong những năm qua, vấn đề ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Giới quan sát cho rằng nhu cầu bất động sản nhà ở của Trung Quốc đã bước vào thời kỳ suy giảm liên tục. Theo nhà kinh tế Mark Williams tại Capital Economics; ước tính có tới 30 triệu bất động sản chưa có người mua tại Trung Quốc. Tương đương với nơi ở của khoảng 80 triệu người, gần bằng dân số Đức.
Những “thị trấn ma” từ các dự án của China Evergrande
Trên hết, khoảng 100 triệu căn hộ được khách hàng mua nhưng không ở, theo ước tính của Capital Economics. Tại Trung Quốc, những dự án này thường được gọi là “thị trấn ma”.
Bất động sản và các lĩnh vực liên quan chiếm tới 30% GDP của Trung Quốc. Trong nhiều thập kỷ, ngành công nghiệp này đã giúp duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này.
Tuy nhiên, giới quan sát đặt ra câu hỏi rằng; liệu động lực tăng trưởng này có phải một quả bom hẹn giờ của nền kinh tế hay không. Một phần nguyên nhân là những khoản nợ khổng lồ của các tập đoàn bất động sản.
Những núi nợ khủng của bất động sản Trung Quốc
Theo các chuyên gia kinh tế tại Nomura; ngành công nghiệp bất động sản Trung Quốc đang ngồi trên núi nợ khổng lồ 5.200 tỷ USD. Quy mô nợ tăng gấp đôi kể từ cuối năm 2016 và lớn hơn GDP Nhật Bản. Là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.
Theo báo cáo mới đây của bà Christina Zhu, nhà kinh tế học tại Moody’s Analytics, chỉ riêng trong nửa đầu năm nay, 12 công ty bất động sản của Trung Quốc đã không thể tranh toán tổng cộng 19,2 tỷ NDT (gần 3 tỷ USD) trái phiếu.
“Con số đó chiếm 20% trong tổng số vụ vỡ nợ trái phiếu trong 6 tháng đầu năm. Cao nhất trong tất cả lĩnh vực”, bà nói thêm.
Trong vài tháng qua, hoạt động xây dựng và doanh số bán nhà ở đã lao dốc đáng kể. Vào tháng 8, giá nhà mới tăng 3,5% so với một năm trước đó. Mức nhỏ nhất kể từ khi thị trường bất động sản phục hồi từ đợt lao dốc hồi tháng 6/2020.
Theo dữ liệu của hãng nghiên cứu CRIC, trong tháng 9, tổng doanh số bán hàng của 100 nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc giảm 36% so với một năm trước đó. Riêng China Evergrande, Country Garden và China Vanke ghi nhận doanh số lao dốc 44%.
Nhu cầu lao dốc của phân khúc bất động sản nhà ở Trung Quốc
“Nhu cầu bất động sản nhà ở tại Trung Quốc đã bước vào thời kỳ suy giảm liên tục”, ông Williams lập luận. Theo ông, đó là gốc rễ của những tai ương giáng vào China Evergrande và các tập đoàn bất động sản nợ nần khác.
Cùng với đó là những dự án dở dang. Khoảng 90% bất động sản mới tại Trung Quốc được bán trước khi hoàn thành. Điều đó có nghĩa là sự sụp đổ của nhà phát triển có thể ảnh hưởng trực tiếp tới người mua.
“Đó là động lực để các nhà chức trách đảm bảo tiếp tục những dự án dang dở. Ngay cả khi các tập đoàn địa ốc tái cấu trúc”, ông nói thêm.
Theo phân tích mới của Bank of America; China Evergrande đã bán được 200.000 căn nhà chưa hoàn thành cho người mua. Điều đó càng làm trầm trọng thêm lo ngại rằng người mua nhà có thể trắng tay khi nhà phát triển lớn thứ 2 đất nước sụp đổ.
Nỗ lực của chính phủ Trung Quốc
Trong một tuyên bố vào cuối tháng trước, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) cam kết; “duy trì sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng”.
Mới đây, PBoC đã tìm cách giảm bớt lo ngại về khả năng lây lan từ cuộc khủng hoảng nợ của China Evergrande. Cơ quan này khẳng định hoàn toàn “có thể kiểm soát” nguy cơ khủng hoảng nợ 305 tỷ USD của China Evergrande tràn vào hệ thống tài chính của quốc gia 1,4 tỷ dân.
Theo truyền thông Trung Quốc, hôm 15/10, ông Zou Lan – người đứng đầu thị trường tài chính tại PBoC – tuyên bố rằng. China Evergrande đã đa dạng hóa và mở rộng một cách mù quáng.
Ông Zou cho biết đang thúc giục China Evergrande đẩy mạnh việc bán tài sản. Tiếp tục những dự án nhà ở để bảo vệ lợi ích của khách mua nhà. Ông khẳng định các cơ quan tài chính, nhà ở và chính quyền địa phương sẽ hỗ trợ về mặt kinh phí nhằm tái khởi động những dự án trên.
Hàng loạt vấn đề của thị trường bất động sản Trung Quốc
Tại cuộc gặp các nhà phát triển bất động sản và ngân hàng ở thành phố Thâm Quyến. Các nhà đầu tư bày tỏ lo ngại về vấn đề thiếu thanh khoản lan rộng trong lĩnh vực bất động sản. Những tuần gần đây, đã diễn ra một loạt các vụ vỡ nợ ở nước ngoài, hạ xếp hạng tín dụng, bán tháo cổ phiếu và trái phiếu của một số nhà phát triển.
Kaisa kêu gọi các công ty nhà nước giúp các công ty tư nhân cải thiện tính thanh khoản. Thông qua việc mua lại dự án và mua cổ phần chiến lược. Vanke, một trong ba nhà phát triển hàng đầu, cho biết tài chính vẫn tốt. Nhưng kêu gọi các chính sách ổn định nhằm tránh rủi ro hệ thống và suy giảm thanh khoản.
Nhiều nhà phân tích dự báo, thị trường bất động sản của Trung Quốc sẽ còn khó khăn hơn nữa. Khi các chủ đầu tư lớn khác ngoài Evergrande tiếp tục gặp vấn đề về thanh khoản. Cổ phiếu bất động sản của Trung Quốc đại lục giao dịch tại Hong Kong hầu hết đều giảm trong tuần trước.
Bài viết cùng chủ đề: