Đại dịch Covid-19 gây nhiều tổn thất về kinh tế cho khu vực châu Á, trong số đó có thị trường bất động sản. Và để thích ứng với trạng thái mới của xã hội nhiều lĩnh vực đã phải chuyển mình. Với các nhà bán lẻ thì thương mại điện tử là xu thế tất yếu trong thời gian sau này. Đây là cơ hội để bất động sản logistics vươn lên thành phân khúc chủ đạo trong thời gian sắp tới. Bởi thương mại điện tử đồng nghĩa với sự phát triển của các công ty giao hàng. Hậu cần kho bãi là yếu tố hàng đầu để nâng cao chất lượng.
Mục Lục
Bất động sản logistics là phân khúc triển vọng tại châu Á
Vừa qua, công ty bất động sản CBRE đã công bố báo cáo về dịch vụ logistics tại khu vực châu Á. Qua đó đưa ra những xu hướng về phân khúc này cho năm 2022.
Kế quả một cuộc khảo sát của CBRE chỉ ra rằng; các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần có kế hoạch mở rộng diện tích kho bãi tại Châu Á Thái Bình Dương (APAC) trong ba năm tới. Dựa trên niềm tin về môi trường hoạt động.
Cuộc khảo sát đã lấy ý kiến của gần 100 đơn vị có danh mục đầu tư nhắm vào phân khúc bất động sản logistics. Từ các bên cung cấp thứ ba (3PL) đến các nhà sản xuất, nền tảng thương mại điện tử và nhà bán lẻ. Kết quả cho thấy 78% các đơn vị này có kế hoạch mở rộng quy mô kho bãi. Các thị trường mới nổi ở Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Philippines là mục tiêu chính.
Nhu cầu tăng cao trong bối cảnh nguồn cung kho bãi tại APAC đang xuống thấp. Tính đến hết quý II, chỉ còn khoảng 4% diện tích kho bãi chưa được sử dụng. Dựa trên những con số này; 84% đơn vị cho thuê kho bãi hậu cần tin tưởng thị trường sẽ tăng trưởng trong năm tới. Ngoài ra, sự lạc quan còn được thúc đẩy bởi sự bùng nổ của thương mại điện tử, phát triển bán lẻ đa kênh và tăng nhu cầu chuỗi cung ứng.
Những thay đổi trong dịch vụ hậu cần kho bãi sau đại dịch
“Đại dịch đã giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển thương mại điện tử. Và thay đổi thói quen mua hàng của người tiêu dùng. Từ đó xây dựng định nghĩa mới cho bất động sản logistics trong tương lai. Việc mở rộng quy mô phân khúc bất động sản hậu cần trong vài năm tới sẽ liên quan tới tốc độ giao hàng tới người mua sắm”. Troy Shortell, Trưởng Bộ phận Tư vấn Chuỗi Cung ứng CBRE tại APAC chia sẻ.
Tối ưu hóa tốc độ tăng trưởng và chi phí trở thành trọng tâm với những người làm trong lĩnh vực hậu cần những năm gần đây, đặc biệt khi mô hình phân phối đa kênh làm tăng mức độ phức tạp cũng như tần suất giao hàng, qua đó đẩy chi phí lên cao.
Cuộc khảo sát cũng chỉ ra chi phí nhiên liệu, vận tải và nhân công tăng; là mối lo ngại lớn nhất với các nhà đầu tư. Ngoài ra, các yếu tố khác như đại dịch hay sự bất ổn của nền kinh tế cũng được quan tâm. Đặc biệt, giá thuê bất động sản nổi lên như một trong ba yếu tố hàng đầu mà nhà đầu tư cân nhắc khi quyết định đặt xây dựng kho bãi. Cùng với các yếu tố khác như vị trí, người tiêu dùng,…
Bất động sản logistics châu Á đang nhắm đến các vùng ngoại ô
Trọng tâm của việc mở rộng phân khúc bất động sản logistics đang chuyển từ các vị trí đắc địa sang các thành phố vệ tinh tiếp giáp với các khu vực đô thị. Gần 70% người thuê mong muốn sử dụng nhiều tiện ích hơn tại các thành phố vệ tinh, ngoại ô. Những nơi thường tiết kiệm chi phí tới 50% so với các trung tâm thành phố lớn. Những khu vực này vẫn có khả năng cung cấp không gian hậu cần chất lượng cao. Chẳng hạn như một số khu ngoại ô ở thành phố Tokyo, Nhật Bản.
Theo CBRE, trong thời gian tới, nhà đầu tư có thể quan tâm tới việc giữ chi phí thấp. Đđồng thời tăng hiệu quả và năng lực xử lý. Điều này đồng nghĩa sẽ có những kỳ vọng nhất định đối với các cơ sở hậu cần trong tương lai. Gồm các yêu cầu về cơ sở vật chất bền vững (69%), kho lạnh (60%) do nhu cầu bán lẻ tạp hóa đa kênh,…
“Các hoạt động hậu cần hiện đại đang thay đổi. Do đó, các cơ sở thế hệ tiếp theo sẽ cần phải phát triển để đáp ứng những yêu cầu mới. Các nhà kho được thiết kế tốt sẽ trở thành một trong những tính năng được người thuê bất động sản hậu cần tìm kiếm nhiều nhất”, ông Shortell nói thêm.
Thị trường Singapore và Hong Kong ổn định
Đối với thị trường Singapore; giá thuê kho bãi trong nửa đầu năm nay đã giảm 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Do nguồn cung tăng. Ước tính sẽ có thêm hàng triệu m2 được sử dụng làm kho bãi từ nay tới đầu năm sau. Nhu cầu tại thị trường Singapore ở mức cao. Công suất được duy trì ở mức 90% nên quốc gia này là thị trường tương đối ổn định. Bên cạnh thương mại điện tử; các công ty công nghệ và nghiên cứu vắc xin cũng đang tìm kiếm kho hàng tại đây. Theo Knight Frank, giá thuê kho bãi dự kiến tăng 1% – 3% trong vòng 6 – 12 tháng tới.
Giá thuê tại Hong Kong tương đối ổn định. Ghi nhận mức tăng nhẹ trong nửa đầu năm. Tương tự như phần còn lại của khu vực; thương mại điện tử tiếp tục là động lực chính thúc đẩy nhu cầu của thị trường bất động sản logistics. Hong Kong đang thay đổi trục xoay từ bán lẻ truyền thống sang thương mại điện tử. Nên tỷ lệ lực lượng lao động được duy trì ở mức 90% ngay cả trong mùa dịch. Các yếu tố cơ bản đối với thị trường kho bãi tại Hong Kong dự kiến sẽ không thay đổi. Giá thuê vẫn ổn định trong những tháng còn lại của năm 2021.
Bài viết cùng chủ đề: