Văn phòng và logistics – 2 phân khúc được chú ý của bất động sản khu vực APAC

Thống kê số liệu 9 tháng đầu năm cho thấy bất động sản khu vực APAC có dấu hiệu hồi phục. Với khối lượng giao dịch tăng lên một cách khả quan, so với cùng kỳ năm 2020 thì số lượng đã tăng 30%. Các nhà phân tích đã nhận định sự phục hồi của các phân khúc bất động sản văn phòng và logistics. Nhờ vào việc kinh tế khu vực dần đi vào ổn định nhờ các chiến dịch tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19. Tuy nhiên phân khúc bất động sản bán lẻ và du lịch lại không mấy khả quan vào thời gian tới.

Bất động sản khu vực APAC có khả năng phục hồi cao

Khối lượng đầu tư bất động sản tại Châu Á Thái Bình Dương (APAC) tiếp tục ghi nhận con số ấn tượng sau 9 tháng đầu năm 2021. Tăng 30% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo nhà tư vấn bất động sản toàn cầu JLL; khối lượng giao dịch bất động sản trực tiếp tại APAC tính đến thời điểm hiện tại đạt 125 tỷ USD. Chỉ thấp hơn 6% so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm chưa xảy ra đại dịch Covid-19. Hiện tại, các nhà đầu tư tập trung triển khai vốn vào những phân khúc có khả năng phục hồi cao. Chẳng hạn như lĩnh vực cho thuê văn phòng và logistics.

Phân tích từ JLL’s Capital Tracker quý III/2021 cho thấy khối lượng đầu tư trong quý vào thị trường APAC đạt 39,5 tỷ USD. Tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch lại giảm 23% so với quý II. Do một số nền kinh tế khu vực bị ảnh hưởng bởi sự các làn sóng bùng phát mới của đại dịch Covid-19.

Thị trường BĐS châu Á - Thái Bình Dương phục hồi
Thị trường BĐS châu Á – Thái Bình Dương phục hồi

Phân khúc cho thuê văn phòng và logistics có triển vọng tốt

“Bất chấp những khó khăn. Chúng tôi vẫn khẳng định thị trường bất động sản châu Á có sức hấp dẫn và khả năng phục hồi cao. Tính đến thời điểm hiện tại của năm 2021; sự quan tâm của các nhà đầu tư vào khu vực vẫn rất cao. Bằng chứng là nguồn vốn được triển khai nhiều hơn. Chúng tôi dự đoán những tín hiệu tích cực này sẽ tiếp tục diễn ra trong quý IV”. Stuart Crow, Giám đốc điều hành Thị trường vốn của JLL tại APAC chia sẻ.

Quý III, các khoản đầu tư văn phòng tiếp tục đà hồi phục. Chiếm tỷ trọng 55% khối lượng giao dịch. Cùng với đó, các giao dịch bất động sản logistics tiếp tục tăng cao. Với các khoản đầu tư trong 12 tháng qua đạt 43 tỷ USD. Cao hơn nhiều so với con số 25 tỷ USD năm 2019. JLL dự báo khối lượng đầu tư vào phân khúc logistics sẽ tiếp tục tăng gấp đôi trong giai đoạn 2023 – 2025. Do nhu cầu cao, mức chênh lệch lợi suất hấp dẫn. Cũng như sự phát triển của thị trường thương mại điện tử.

Bất động sản bán lẻ và khách sạn khu vực APAC sụt giảm

Ngược lại, các khoản đầu tư vào thị trường bán lẻ và khách sạn đã sụt giảm. Sau những đợt bùng phát mới của đại dịch Covid-19 tại nhiều quốc gia. Theo ước tính của JLL, khối lượng đầu tư vào phân khúc khách sạn sẽ vượt 7 tỷ USD cho cả năm 2021. Có thể đạt mức 9 tỷ USD trong năm 2022.

Xét trên từng quốc gia, sau 9 tháng đầu năm, Úc là thị trường có khối lượng đầu tư tăng cao nhất so với cùng kỳ năm ngoái. Nhờ ghi nhận doanh số giao dịch bất động sản công nghiệp và cho thuê văn phòng lớn. Tính riêng quý III, khối lượng giao dịch bất động sản trực tiếp tại Úc đã đạt 6,3 tỷ USD. Nhật Bản và Hàn Quốc là những quốc gia xếp ngay sau. Được hỗ trợ bởi hoạt động của các quỹ tín thác đầu tư bất động sản.

Bom nợ China Evergrande khiến BĐS Trung Quốc chao đảo
Bom nợ China Evergrande khiến BĐS Trung Quốc chao đảo

Thị trường Trung Quốc sụt giảm

Ngược lại, hoạt động đầu tư vào Trung Quốc trong quý III chỉ đạt gần 7,3 tỷ USD. Giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Những lùm xùm xoay quanh vụ việc của “bom nợ” China Evergrande có thể là một trong số những lý do dẫn đến sự sụt giảm. China Evergrande là tập đoàn bất động sản hàng đầu nước này. Trong khi đó, một thị trường bất động sản lớn khác là Singapore cũng ghi nhận khối lượng đầu tư trong quý III giảm 64% so với quý III/2020, đạt 1,1 tỷ USD.

“Chúng tôi kỳ vọng việc tái phân bổ danh mục đầu tư sẽ được các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện trong năm tới. Nhà ở, logistics, trung tâm dữ liệu vẫn là những thị trường chủ đạo. Nhìn chung, tâm lý nhà đầu tư vẫn tích cực. Và chúng tôi duy trì quan điểm rằng khối lượng đầu tư sẽ tăng từ 15% đến 20% cho tới hết năm 2021. Khả năng phục hồi dự kiến còn cao hơn trong năm tới”. Regina Lim, lãnh đạo cấp cao của JLL tại APAC chia sẻ.

Bất động sản bền vững là xu hướng chính ở khu vực APAC trong tương lai

Các tòa nhà xanh và vấn đề phát thải khí carbon

Ông Neil Brookes, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường vốn toàn cầu (Global Capital Market) tại Knight Frank cho biết. “Kết quả từ báo cáo Nguồn vốn hoạt động năm nay là một dấu hiệu đáng hoan nghênh về sự phục hồi liên tục trong khu vực. Liên quan đến sự trở lại của đầu tư xuyên biên giới vào bất động sản”.

Báo cáo cũng chỉ ra một trong những nhân tố sẽ ảnh hưởng đến nguồn đầu tư bất động sản là yếu tố “bền vững”; hay tiêu chuẩn ESG. ESG là Environmental, Social and Governance – môi trường, xã hội và quản trị. Các nhà đầu tư sẽ có sự quan tâm nhiều hơn đến các tòa nhà xanh và vấn đề phát thải khí carbon.

Trong 5 thành phố được báo cáo là dẫn đầu xu hướng đầu tư bất động sản bền vững; thì có đến 2 thành phố thuộc khu vực APAC là Seoul và Tokyo. Bất động sản tại những thành phố này hưởng lợi từ những yếu tố như giảm phát thải; hệ thống giao thông công cộng phát triển mạnh; và số lượng lớn các tòa nhà đạt tiêu chuẩn xanh.

BĐS xanh là xu hướng tất yếu trong tương lai
BĐS xanh là xu hướng tất yếu trong tương lai

Bất động sản đạt tiêu chuẩn xanh có giá trị cao hơn

Những tiêu chuẩn quốc tế về công trình xanh như:

  • NABERS – National Australian Built Environment Rating System. Hệ thống đánh giá công trình xây dựng của Úc
  • BREEAM – BRE Environmental Assessment Method. Bộ tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh của Anh

Sẽ trở thành một trong những điểm mạnh then chốt của một công trình bất động sản.

Những tòa nhà đạt tiêu chuẩn xanh có giá bán cao hơn 8 – 18% so với các tòa nhà tương đương. Là những tòa nhà không có xếp hạng BREEAM hoặc NABERS. Ghi nhận trên các thị trường London (Vương quốc Anh), Sydney và Melbourne (Úc). Tính riêng tại 2 thành phố Sydney và Melbourne thuộc khu vực APAC; các tòa nhà văn phòng cao cấp có xếp hạng NABERS từ 5 trở lên được hưởng mức phí bảo hiểm 17,9% trên giá bán so với các tòa nhà tương đương chưa được xếp hạng. Ngay cả những tòa nhà có xếp hạng NABERS thấp hơn cũng được hưởng mức phí bảo hiểm 8,3%.

Có thể thấy, năm 2022 được dự đoán sẽ là năm sôi động của thị trường đầu tư bất động sản châu Á – Thái Bình Dương từ những nhà đầu tư nước ngoài. Với những tiêu chí xanh và bền vững đối với các lĩnh vực bất động sản riêng biệt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *