Trong xây dựng nhà ở, phần móng là yếu tố vô cùng quan trọng khi xây dựng một ngôi nhà, bởi nó là phần móng nâng đỡ tổng thể, đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến độ bền vững của toàn bộ công trình. Muốn ngôi nhà của mình trở nên vững chãi và tự tin thì việc lựa chọn một đơn vị uy tín và thi công, giám sát phần móng cẩn thận là điều không thể bỏ qua. Trước khi xây nhà nên đổ móng cẩn thận để tránh khó khăn trong việc sửa chữa nền sau này. Vì vậy, trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm những sai lầm cần tránh khi xây nhà nhé.
Mục Lục
Không khảo sát địa chất kỹ càng
Thực tế, không có một công ty tư vấn xây dựng nào bỏ qua công đoạn này; bởi vì thông qua bước này mới lựa chọn được loại đất để thi công và xây dựng móng nhà thích hợp. Trong tất cả các loại đất thì đất cát chính là loại tốt nhất dùng để xây dựng nhà; nó có ưu điển là chặt và bảo đảm độ kiên cố. Bên cạnh đó còn có đặc điểm khô ráo, khả năng thấm hút nhanh; tạo ra môi trường tốt để vi sinh vật sinh trưởng, phát triển. Vì khả năng tự làm sạch của loại đất này rất cao nên rất khó xảy ra tình trạng lún nghiêng.
Một số loại đất cần tránh
Đối với trường hợp xây dựng nhà phố mà không gặp được đất cát; bạn cần phải tránh một vài loại đất dưới đây:
– Đất sét là một loại đất có khả năng hút nước kém vì kết cấu của nó quá chặt; không tạo ra môi trường, điều kiện tốt để các vi sinh vật phát triển; làm giảm bớt khả năng tự làm sạch của đất. Vì thế, nếu bạn sử dụng nó thì căn nhà sẽ thường xuyên bị ẩm thấp; nước đọng trên sàn, nấm mốc sinh sôi, ruồi muỗi gia tăng.
– Đất xốp cũng là loại đất có khả năng chịu lực kém nên căn nhà; sẽ dễ xảy ra tình trạng nghiêng đổ, sập lún. Nguồn nước hay bị ô nhiễm, nước thải sinh hoạt trong gia đình thường bị tù dọng phía dưới.
Không chỉ cần phải tránh hai loại đất trên, bạn cũng không được lựa chọn những nơi có mực nước quá cao; khi xây móng bởi điều này sẽ gây tình trạng ẩm thấp. Tốt nhất là nên chọn vị trí có mạch nước ngầm dưới đất thấp; nếu nó dưới nơi đổ móng nhà khoảng 0.5m sẽ giúp tránh được vấn đề sàn nhà bị lạnh lẽo, nghiêng lún, ẩm thấp; và giảm thiểu được hiện tượng nguồn nước bị ô nhiễm.
Thiết kế nhà không phù hợp
Hiện có nhiều loại móng khác nhau và mỗi loại thích hợp với một kiểu nhà; gia chủ cần phải tính toán kỹ điều đó, đối chiếu với đơn vị chủ đầu tư để tiến hành kiểm tra xem họ có lựa chọn thích hợp hay không. Trong trường hợp không thích hợp thì cần phải thay đổi ngay. Một số loại móng phổ biến hiện nay là:
– Móng nông: Loại móng có độ sâu khoảng 1.2÷3.5m, thích hợp với các công trình nhỏ; khả năng chịu tải trọng ở mức trung bình và thấp, xây dựng trên nền đất loại tốt. Chẳng hạn bạn xây dựng nhà cao tầng dùng móng cọc khoan nhồi; với đường kính cọc từ 0,8-1,4m thì phải sử dụng loại cọc ð 1m và ð 1,2m.
– Móng sâu: Đối với loại này, chủ nhà phải tính độ sâu của thiết kế; sau đó đưa móng xuống đúng độ sâu. Nó hoàn toàn phù hợp với các công trình có tải trọng lớn; song bạn cũng không nên xây dựng nó ở vị trí có mạch nước ngầm lớn.
Ngoài hai vấn đề trên, bạn cũng phải tránh một vài sai sót khác. Cụ thể như thi công không bảo đảm gây giảm tuổi thọ công trình; nứt sàn bê tông, lún, nghiêng… dùng nguyên vật liệu kém chất lượng; lựa chọn nhà thầu xây dựng thiếu kinh nghiệm, không quan tâm tới nhiệm vụ giám sát thi công. Chỉ cần không chú trọng một trong số những việc đó; thì sẽ không thể nào mang đến một ngôi nhà hoàn thiện cho bạn. Vì thế, bạn nên uôn luôn sáng suốt trong mọi công đoạn.
Nhà thầu thiếu kinh nghiệm
Hiện nay có rất nhiều công ty thi công xây dựng nhà với nhiều mức giá khác nhau. Trước khi quyết định lựa chọn nhà thầu xây nhà; bạn cần tìm hiểu thông tin cũng như uy tín của nhà thầu này thông qua các trang diễn đàn hay trang web bất động sản; các công trình nhà ở, chung cư, biệt thự… thực tế mà họ đã thực hiện và tham khảo các ý kiến đánh giá của những khách hàng; đã từng sử dụng qua dịch vụ. Đây là những nguồn thông tin hữu ích để giúp bạn có thể đánh giá được năng lực và uy tín của nhà thầu.
Chủ nhà cũng có thể thuê đơn vị thứ ba để tư vấn độc lập cũng như kiểm tra việc thi công nền móng. Cần phải điều tra và nghiên cứu kỹ về thực trạng các công trình lân cận, nhất là phần nền móng để có biện pháp thi công hiệu quả, thực hiện quan trắc để đảm bảo cho kết cấu bảo vệ hố đào sâu, cho kết cấu nền móng, cho tầng hầm và cả công trình được an toàn, ổn định.
Bài viết cùng chủ đề: