Kinh nghiệm thi công xây dựng phần thô nhà ở đúng cách nhất

Để một ngôi nhà bền đẹp thì quan trọng nhất trong quá trình thi công đó là phần thô của ngôi nhà, trước khi xây chủ nhà nên tìm hiểu những kiến thức phần thô ngôi nhà gồm những phần nào. Một ngôi nhà cho đến gần cuối quá trình hoàn thiện thì phần thô cũng chiếm một thời gian thi công khá dài, phần thô gồm phần móng và phần khung có nhiều người cũng chưa hiểu rõ mà vẫn tiến hành thi công việc này sẽ dẫn đến ảnh hưởng đến ngôi nhà sau này, cũng như tốn kém chi phí nhiều thêm khi không biết cần chuẩn bị và lưu ý những gì. Hôm nay chúng tôi chia sẻ cho mọi người kinh nghiệm thi công xây dựng phần thô nhà ở đúng cách nhất.

Khái niệm phần thô là gì?

Khái niệm phần thô là gì?
Khái niệm phần thô là gì?

Phần thô là phần móng và bể ngầm, các hệ thống kết cấu chịu lực, mái bê tông, cầu thang,. Hệ thống tường bao che và phân chia,… Thi công phần thô là tiền đề quan trọng cho tất cả các quy trình, các hạng mục thi công khác sau này. Vì vậy nó cần được tính toán kĩ lưỡng. Phần thô tốt thì những phần thi công sau sẽ rất dễ dàng, tiết kiệm về thời gian. Và chi phí cũng như giảm thiểu tối đa các tiêu cực xảy ra với công trình.

Kinh nghiệm thi công phần thô bạn nên biết

Kinh nghiệm làm phần móng cho ngôi nhà

Công tác chuẩn bị mặt bằng là công tác căn bản đầu tiên. Giải tỏa mặt bằng, san lấp mặt bằng, dọn dẹp làm sạch, phát quang mặt đất. Giải tỏa kết cấu thi công xây dựng cũ trên khu đất, vận chuyển phế thải ra khỏi khu vực thi công. Việc tiếp theo trong khâu là đào móng, được tiến hành sau khi hoàn thành xong phần chuẩn bị và gia cố nền đất. Đào móng công trình, đổ bê tông lót, gia công lắp dựng cốt thép móng. Gia công lắp dựng cốp pha móng, đổ bê tông móng.

Kinh nghiệm làm phần móng cho ngôi nhà
Kinh nghiệm làm phần móng cho ngôi nhà

**Lưu ý: Công tác đào móng nhà đặt trên nền đất tự nhiên phải đảm bảo các yêu cầu về xây dựng trong bản thiết kế. Xem xét phân loại đất thuộc chủng loại nào để lựa chọn loại móng phù hợp với loại đất. Hạn chế tối đa khả năng sụt, lún và sức chịu tải trọng công trình. Đảm bảo an toàn lao động cho nhân công trong quá trình thi công móng công trình.

Kinh nghiệm làm phần khung đúng cách

Khung nhà bao gồm các tòa bộ hệ khung kết cấu bê tông cốt thép, cột, dầm, đà, sàn và hệ thống tường bao, tường ngăn chia của ngôi nhà. Chủ nhà cần lưu ý giám sát giai đoạn làm phần khung để đảm bảo chất lượng.

Cấu tạo phần khung

Một hệ khung nhà bao gồm 5 thành phần chính:

  • Cột nhà (phân bố chịu lực cho công trình)
  • Dầm nhà (kết nối và truyền lực xuống đầu cột)
  •  Bản sàn (nâng đỡ các đồ vật trong nhà)
  • Tường nhà (tường bao quanh nhà và tường phân chia)
  • Cầu thang, bộ phận kết nối

Quy trình làm phần khung

Gia công lắp dựng cốt thép, cốp pha, đổ bê tông cột, dầm, sàn, cầu thang. Công tác thi công xây dựng tường bao cũng như tường ngăn chia gian phòng của ngôi nhà. Công tác đục khoét các đường âm tường, tô trát tường, san nền,… Công tác cốt thép phải đảm bảo đúng chủng loại, đường kính, vị trí cắt thép, neo thép. Công tác cốp pha xem độ chắc chắn của cốp pha, thực hiện ghép cốp pha theo đúng quy chuẩn xây dựng. Chú ý độ vững chắc của ván khuôn, độ kín khít của cốp pha. Để khi đổ bê tông không bị mất nước. Thời gian tháo dỡ cốp pha hợp lý.

Kinh nghiệm làm phần khung đúng cách
Kinh nghiệm làm phần khung đúng cách

Công tác bê tông cần chú ý đến tỷ lệ trộn cốt liệu, máy móc trộn bê tông theo đúng quy trình, đảm bảo chất lượng bê tông. Chúy ý công tác bảo dưỡng bê tông sau khi đổ bê tông. Công tác xây chú ý đến xây thẳng, mạch xây đều. Hạn chế tối đa sai lệch khi xây dựng đảm bảo kết cấu công trình. Vữa xây cần trộn đúng tỷ lệ, đảm bảo độ kết dính, chống nước thẩm thấu qua. Qua đây, chúng ta có thể thấy xây thô là một phần rất quan trọng. Ảnh hưởng đến chất lượng của toàn bộ công trình xây dựng. Thẩm mỹ là quan trọng nhưng chất lượng. Và độ an toàn vẫn là những vấn đề thiết yếu hơn cả khi thiết kế thi công hạng mục công trình

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *